DIA mmHg là gì? Top 5 điều quan trọng cần biết về DIA (mmHg) 1

5 điều quan trọng về DIA (mmHg) mà bạn cần biết

Chia sẻ ngay với bạn bè

Huyết áp là gì? Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, huyết áp là một nguyên nhân gây tử vong lớn và phổ biến ở người. Hiểu và kiểm soát thường xuyên các chỉ số huyết áp sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch.

Khi nói về tăng huyết áp, mọi người thường chỉ quan tâm đến khái niệm chung về huyết áp mà ít chú ý đến từng chỉ số cụ thể. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các chỉ số huyết áp, đặc biệt là chỉ số DIA mmHg là gì và những điều quan trọng cần biết về DIA để tránh những hậu quả không mong muốn.

DIA mmHg là gì?

DIA là chỉ số tâm trương, nghĩa là mức huyết áp thấp nhất trong các mạch máu vào thời điểm cơ tim giãn ra giữa các lần co bóp. Chỉ số DIA dao động trong khoảng từ 50 – 90 mmHg.

DIA mmHg là gì? Top 5 điều quan trọng cần biết về DIA (mmHg) 1Chỉ số DIA mmHg là gì?

Top 5 điều quan trọng cần biết về DIA (mmHg)

Để tránh những rủi ro không mong muốn từ các bệnh tim mạch, mỗi người nên tìm hiểu kiến thức về huyết áp, đặc biệt là chỉ số DIA (mmHg).

Chỉ số DIA (mmHg) bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số huyết áp tâm trương DIA (mmHg) và chỉ số huyết áp tâm thu là hai chỉ số quan trọng.

Ở người trưởng thành, huyết áp tâm thu bình thường là 120 mmHg và tâm trương là 80 mmHg. Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì được xem là tăng huyết áp.

Sự chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và tâm trương cần giữ một mức độ nhất định để tạo áp lực bơm máu cho các cơ quan. Nếu chênh lệch dưới hoặc bằng 20 mmHg, bác sĩ sẽ nhận định là huyết áp kẹp và xử lý cấp cứu.

Bạn nên tìm hiểu:  10 Phương Pháp Tránh Thai An Toàn Sau Quan Hệ Mà Không Cần Dùng Thuốc

DIA mmHg và tâm thu cần được giữ ở mức bình thường. Điều này quan trọng vì nó ảnh hưởng đến các cơ quan như tim, não, thận,… Vậy chỉ số DIA (mmHg) như thế nào là bình thường? Khoảng 60 – 90 mmHg, nhưng nếu dưới 60 mmHg là huyết áp thấp và trên 90 mmHg là huyết áp cao.

DIA mmHg là gì? Top 5 điều quan trọng cần biết về DIA (mmHg) 2Chỉ số huyết áp tâm trương bình thường từ 60 – 90 mmHg

Huyết áp tâm trương cao do mạch máu ít đàn hồi, dễ bị cứng và xơ vữa nên cần được chú ý để phát hiện và điều trị kịp thời.

Lưu ý: huyết áp tâm trương thường dao động trong ngày. Vì vậy, nên đo huyết áp nhiều lần ở các thời điểm khác nhau trong ngày.

Các triệu chứng khi chỉ số DIA (mmHg) tăng cao

Tăng huyết áp, còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể gây tử vong vì triệu chứng thường diễn ra âm thầm và khó nhận biết. Để phòng tránh các biến chứng do tăng huyết áp, cần nhận biết các dấu hiệu của bệnh: chóng mặt, đau đầu, khó ngủ, chảy máu mũi, mắt nhìn mờ, đổ mồ hôi đêm, buồn nôn, đánh trống ngực.

DIA mmHg là gì? Top 5 điều quan trọng cần biết về DIA (mmHg) 3Triệu chứng khi chỉ số DIA (mmHg) tăng cao: chóng mặt

Hậu quả của việc tăng chỉ số DIA nhưng không phát hiệnvà điều trị kịp thời

Người bệnh có thể gặp phải các hậu quả nếu huyết áp tâm trương quá cao bao gồm:

  • Huyết áp tăng cao đột ngột có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp đột ngột hoặc tăng huyết áp cấp cứu, bệnh nhân cần được nhập viện ngay để cấp cứu kịp thời.
  • Tăng huyết áp không được kiểm soát thường xuyên dễ dẫn đến các biến chứng như suy tim, nhồi máu cơ tim, và các bệnh liên quan đến thận, mắt.
  • Đồng thời, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng huyết áp tâm trương cao có thể gây suy giảm nhận thức.
  • Tăng huyết áp tâm trương đơn độc cũng làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch nghiêm trọng. Một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Hypertension đã lưu ý rằng, người trưởng thành bị tăng huyết áp tâm trương đơn độc có nguy cơ biến chứng tim mạch cao gấp đôi so với người có huyết áp bình thường.
Bạn nên tìm hiểu:  Top cách tăng kích thước vòng 1 hiệu quả và an toàn

Hướng dẫn đo chỉ số DIA (mmHg) đúng cách

Để đo chỉ số DIA (mmHg) chính xác, cần lưu ý những điều sau:

  • Nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút trước khi đo huyết áp.
  • Tránh nói chuyện, ăn uống hoặc di chuyển khi đang đo để kết quả không bị sai lệch.
  • Chọn một tư thế ngồi thoải mái để cơ thể được thả lỏng khi đo huyết áp.

DIA mmHg là gì? Top 5 điều quan trọng cần biết về DIA (mmHg) 4Chọn một tư thế thoải mái nhất khi đo chỉ số DIA (mmHg)

  • Vị trí quấn vòng bít cần ngang với tim.
  • Đo huyết áp ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng trước khi ăn sáng hoặc dùng thuốc, và buổi chiều tối sau khi ăn 1 giờ.
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng máy đo để đảm bảo kết quả chính xác.

Cách phòng ngừa tăng cao chỉ số DIA (mmHg)

Để ngăn ngừa huyết áp cao, có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà hoặc định kỳ tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm, từ đó điều trị kịp thời.
  • Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý: giảm lượng muối dưới 5g/ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế thức ăn chứa nhiều cholesterol và axit béo no.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao 30-60 phút mỗi ngày.

DIA mmHg là gì? Top 5 điều quan trọng cần biết về DIA (mmHg) 5Tập thể dục đều đặn là phương pháp hiệu quả để phòng ngừa huyết áp cao

  • Hạn chế hoặc tránh hoàn toàn các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá hoặc thuốc lào.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số BMI từ 18,5 đến 22,9.
  • Quan tâm đến các hoạt động thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, giảm căng thẳng lo âu.

Tóm lại, DIA là một chỉ số quan trọng để theo dõi huyết áp của bạn. Chính vì vậy, việc nắm vững thông tin về DIA (mmHg) là cần thiết để phòng tránh các biến chứng do sự biến động bất thường của chỉ số này gây ra, từ đó bảo vệ sức khoẻ toàn diện hơn.

Mỹ Duyên

Nguồn tham khảo: Vinmec.com


Chia sẻ ngay với bạn bè

Bài viết liên quan