Đinh lăng, một loài cây rất phổ biến và dễ tìm tại Việt Nam, được xem là “nhân sâm của người nghèo” vì những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ cách sử dụng đúng cách và tác dụng của lá đinh lăng, cũng như việc uống nước lá đinh lăng hàng ngày có lợi ra sao.
Tác dụng của lá đinh lăng đối với sức khỏe
Theo Đông y, lá đinh lăng có vị đắng nhẹ và tính mát, được sử dụng để giải độc, chống dị ứng, chữa táo bón, và nhiều công dụng khác. Trong Tây y, lá đinh lăng chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như:
- Nhóm vitamin B, đặc biệt là B1: Rất tốt cho tim mạch, thần kinh và thị lực.
- Glucozit: Tăng cường khả năng co bóp của tim và giảm lượng Na trong tim.
- Alcaloid: Giảm đau và gây tê hiệu quả.
- Flavonoid: Chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Các bài thuốc từ lá đinh lăng tốt cho sức khỏe
Nhờ những tác dụng kể trên, lá đinh lăng được dùng trong nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị các loại bệnh khác nhau, như sau:
Bệnh tiêu hóa
Lá đinh lăng rất hiệu quả trong việc chữa tiêu chảy, đầy hơi và khó tiêu.
Cách làm: Rửa sạch một nắm lá đinh lăng tươi (nên ngâm qua nước muối loãng), sau đó đun sôi cùng lượng nước vừa ngập lá. Chắt lấy nước uống khi còn ấm, uống liên tục trong vài ngày để cải thiện các triệu chứng tiêu hóa.
Đau lưng khi thời tiết thay đổi
Nhiều người thường bị đau nhức xương khớp, đặc biệt là cột sống khi thời tiết thay đổi. Trong trường hợp này, bài thuốc từ lá đinh lăng có thể giúp ích.
Phương pháp: Rửa sạch 30g lá và cành đinh lăng tươi, rồi nấu cùng cúc tần, cam thảo dây, rễ cây xấu hổ (mỗi loại 15g) và 800ml nước. Khi nước sôi, để nhỏ lửa đến khi còn 30ml nước rồi chắt lấy. Chia làm ba lần uống trong ngày, liên tục trong năm ngày.
Lá đinh lăng có thể cải thiện đau lưng theo thời tiết
Dị ứng da
Đối với tình trạng dị ứng da, nước lá đinh lăng giúp cải thiện các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn đỏ, và ngứa ngáy.
Cách làm: Rửa sạch 150g lá đinh lăng, sau đó hãm với 200ml nước sôi từ 5 – 7 phút, rồi chắt lấy nước uống khi còn ấm. Uống ba lần mỗi ngày, trong 5 – 7 ngày hoặc cho đến khi các triệu chứng dị ứng hết.
Rối loạn kinh nguyệt và đau tử cung
Theo nghiên cứu, các hoạt chất trong lá đinh lăng tăng cường sức đề kháng cho phụ nữ sau sinh, giảm đau tử cung. Ngoài ra, nó còn cải thiện lưu thông khí huyết, làm giảm chứng rối loạn kinh nguyệt.
Cách làm: Rửa sạch các cành và lá đinh lăng tươi, rồi sắc cùng nước và uống khi còn ấm. Tuy nhiên, cần thực hiện kiên trì để thấy được kết quả.
Chính vì vậy, bạn cần kiên trì thực hiện trong một thời gian để thấy được hiệu quả của loại dược liệu này.
Đau đầu và mất ngủ
Với tác dụng đả thông kinh lạc và tăng cường sức đề kháng, nước lá đinh lăng giúp an thần, từ đó giảm đau đầu và mất ngủ, mang lại giấc ngủ ngon hơn và giảm đau hiệu quả.
Cách làm: Dùng 20g mỗi loại lá đinh lăng khô, rau má, tam điệp, cỏ mực, và lá vông; 16g lá trinh nữ; 10g hoàng bá, hoàng liên và bạch linh, sau đó rửa sạch tất cả và sắc cùng 700ml nước đến khi còn 300ml thì chia nước ra uống hai lần trong ngày.
Tác dụng của lá đinh lăng giúp đả thông kinh lạc và giảm đau đầu, mất ngủ
Có nên uống nhiều nước lá đinh lăng không?
Việc uống nước lá đinh lăng để phòng và trị bệnh đã được sử dụng từ lâu và mang lại hiệu quả cho nhiều người. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu rõ trước khi uống nhiều để tránh tác dụng ngược có hại cho sức khỏe.
Bạn cần lưu ý rằng, lá cây đinh lăng chứa chất Saponin gây mệt mỏi, nôn mửa, chóng mặt nếu uống nhiều. Thậm chí, Saponin còn có thể phá hủy hồng cầu và gây rối loạn tiêu hóa ở người có hội chứng ruột kích thích. Do đó, bạn nên uống nước lá đinh lăng đúng liều lượng và không liên tục trong thời gian dài.
Lưu ý khi dùng lá đinh lăng
Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi về tác dụng của lá đinh lăng và việc uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt hay không. Để đạt hiệu quả tốt nhất từ lá đinh lăng, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Xem xét liều lượng phù hợp cho từng trường hợp, tránh sử dụng dài hạn hoặc vượt quá liều lượng.
- Không dùng nước lá đinh lăng cho trẻ em để tránh tác động xấu đến tổng trạng và hệ tim mạch do hệ cơ quan chưa hoàn thiện, chỉ nên dùng ngoài da để điều trị dị ứng da, mề đay, mẩn ngứa.
- Uống quá nhiều lá đinh lăng có thể gây ngộ độc, đặc biệt là ở phổi, gan, dạ dày, tim, và ruột.
- Phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu nên tránh uống nước lá đinh lăng để không ảnh hưởng đến thai nhi.
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có lợi nhưng chỉ nên dùng với lượng vừa phải
Lá đinh lăng từ lâu đã được công nhận là dược liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách và đều đặn. Các bài thuốc dân gian từ lá đinh lăng cần thời gian để phát huy hết tác dụng, vì vậy bạn không nên nóng vội hoặc bỏ dở giữa chừng. Ngoài ra, bạn nên kết hợp với chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học để quá trình trị bệnh đạt hiệu quả tối đa.
Phúc Khang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp