Inulin hiện diện trong nhiều loại thực phẩm khác nhau và được dùng để chiết xuất thành nhiều loại thuốc. Dù vậy, không phải mọi người đều nhận thức rõ về inulin và lợi ích của nó đối với sức khỏe. Để sử dụng inulin hiệu quả nhất, bạn cần biết cách sử dụng đúng. Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn về vấn đề này.
Inulin là gì?
Inulin là một loại chất xơ prebiotic, tìm thấy trong các loại thực phẩm từ thực vật. Chất này được coi là chất xơ dễ hòa tan và đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung. Cơ thể con người không có enzyme để phân hủy inulin, do đó, inulin không tiêu hóa ở dạ dày và ruột non mà di chuyển tới ruột già, nơi nó cung cấp vi khuẩn có lợi cho ruột.
Trong y học, inulin được sử dụng để: điều trị mỡ máu cao, giảm cân, giảm táo bón, kích thích thèm ăn, hoặc làm phụ gia thực phẩm. Ngoài ra, inulin còn có nhiều công dụng khác tùy thuộc vào chế độ mà bác sĩ đề xuất.
Nhiều người quan tâm đến inulin là gì
Công dụng của Inulin đối với sức khỏe
Inulin mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, dưới đây là 7 tác dụng chính của nó:
Giúp cơ thể no lâu
Chất xơ trong inulin sau khi hòa tan một phần trong ruột sẽ tạo thành chất tương tự như gel, chất này giúp làm mềm phân và giảm táo bón. Đồng thời, khi đi qua hệ tiêu hóa, nó còn giảm hấp thụ cholesterol, làm bạn cảm thấy no lâu hơn.
Thúc đẩy sức khỏe đường tiêu hóa
Inulin rất tốt cho tiêu hoá nhờ khả năng tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột, đặc biệt là Bifidobacteria và Lactobacilli.
Các vi khuẩn này có tác dụng:
- Ngăn ngừa nhiễm trùng;
- Chống lại bệnh tật do vi khuẩn gây ra;
- Kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả;
- Sản sinh ra các vitamin B và K;
- Tạo ra lactate và acetate, giúp duy trì độ pH của ruột.
Hơn nữa, inulin còn giúp tăng tần suất đi đại tiện, hỗ trợ quá trình hấp thu thực phẩm tốt hơn.
Giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết
Inulin là chất tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời có tác dụng chống lại các bệnh ung thư trong hệ tiêu hóa. Điều này nhờ vào khả năng lên men của inulin thành butyrate. Một nghiên cứu gần đây trên động vật đã phát hiện rằng việc bổ sung inulin giúp giảm sự phát triển tiền ung thư ruột kết lên tới 88% trong nhóm thử nghiệm.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Inulin làm chậm quá trình tiêu hóa đường carbohydrate trong ruột, giúp kiểm soát lượng đường trong máu ổn định, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do đường không tăng đột biến.
Cải thiện hấp thụ canxi và magie
Inulin còn giúp cải thiện sự hấp thụ các khoáng chất trong ruột, cụ thể là canxi và magie. Magie cần thiết cho các phản ứng sinh hóa để duy trì chức năng thần kinh và cơ bắp, trong khi canxi hỗ trợ xương khỏe mạnh và giúp hệ thần kinh hoạt động hiệu quả.
Ngăn chặn còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
Một công dụng khác của inulin là ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn gây tiêu chảy, nhiễm trùng và nấm như vi khuẩn E.coli hay Candida.
Inulin…
Không chỉ ngăn chặn quá trình hấp thu mà còn cản trở việc đào thải cholesterol khỏi cơ thể. Từ đó, Inulin đã gián tiếp bảo vệ hệ tim mạch của chúng ta. Bên cạnh đó, inulin còn giúp tăng cường sự đào thải phân, ngăn chặn tích lũy độc tố trong đường ruột, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng và đại tràng.
Giúp thai kỳ khỏe mạnh
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ mắc chứng táo bón kéo dài, dẫn đến trĩ, là do sự chèn ép của thai nhi lên ổ bụng. Tuy nhiên, khi được bổ sung inulin thì mẹ bầu dễ dàng hơn trong việc đi ngoài, giúp giảm tình trạng táo bón hiệu quả.
Hơn nữa, inulin còn hỗ trợ hệ vi khuẩn đường ruột hoạt động hiệu quả, đồng thời giúp sản sinh các vitamin nhóm B, mang lại một thai kỳ khỏe mạnh và an lành cho cả mẹ và bé.
Inulin sản sinh các vitamin nhóm B, giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh
Những thực phẩm giàu inulin
Hiện nay, inulin có thể tìm thấy dưới dạng bột và viên nang. Ngoài ra, loại chất này còn có sẵn trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như hành tím, măng tây, lúa mì, chuối… Những thực phẩm này đều giàu inulin và rất tốt cho cơ thể.
Thêm vào đó, một số loại sữa bột dành cho người lớn, trẻ em và phụ nữ mang thai đã được bổ sung một lượng inulin nhất định. Đây là thực phẩm rất tốt vì giúp cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Hành tây, măng tây, lúa mì, chuối là những thực phẩm giàu inulin nhất
Liều dùng của inulin
Liều lượng sử dụng inulin phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe cùng một số yếu tố liên quan khác. Chất này có thể không phù hợp với một số người. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp nhất với cơ địa của bạn. Đối với trường hợp có chất béo trung tính cao, liều lượng phổ biến của inulin là từ 10 – 14g mỗi ngày.
Đối với người cao tuổi muốn điều trị táo bón, có thể sử dụng từ 20 – 40g/ngày trong 19 ngày. Tuy nhiên, những con số trên chỉ mang tính chất tham khảo, liều dùng cụ thể sẽ khác nhau đối với từng bệnh nhân.
Liều dùng của Inulin phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh
Lưu ý khi sử dụng inulin
Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau:
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú cần có chỉ định hoặc khuyến cáo của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác.
- Người có dị ứng với bất kỳ chất nào của inulin, hoặc dị ứng các loại thuốc hay thảo mộc khác.
- Người mắc bất kỳ bệnh tật nào như rối loạn hoặc tình trạng bệnh khác.
- Người có các loại dị ứng khác, như dị ứng thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.
Hãy cân nhắc kỹ giữa lợi ích của việc sử dụng inulin với các nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng sản phẩm. Đồng thời, tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi inulin là gì? Loại chất này ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong việc chăm sóc sức khỏe. Nếu sử dụng đúng cách và đúng liều lượng, inulin sẽ phát huy tối đa công dụng. Trước khi sử dụng inulin, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để quá trình hấp thụ đạt hiệu quả như mong đợi.
Nguyễn Khuyên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp