Ai cũng biết, thời điểm dễ thụ thai nhất trong tháng của phụ nữ là vào khoảng thời gian rụng trứng. Đây chính là lý do mà các cặp đôi thường tìm cách thụ thai hoặc sử dụng que thử rụng trứng để xác định ngày rụng trứng nhằm tăng cơ hội mang thai.
Tuy nhiên, không phải chỉ cần rụng trứng là có thể thụ thai thành công. Ngoài thời điểm rụng trứng, việc hiểu rõ trứng sống được bao lâu sau khi rụng cũng rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ thai của phụ nữ.
Vậy thời gian trứng rụng sống được bao lâu?
Khi sinh ra, phụ nữ đã có một số lượng trứng nhất định. Người ta ước tính rằng trung bình, mỗi phụ nữ có khoảng 1-2 triệu nang trứng khi sinh. Tuy nhiên, vào giai đoạn cơ thể bắt đầu hành kinh, số lượng này giảm xuống còn khoảng 400 – 500 nang trứng.
Cơ thể phụ nữ phát triển một nang trứng mỗi tháng. Khi rụng trứng, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone estrogen để làm dày lớp niêm mạc tử cung và chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của tinh trùng.
Lượng estrogen cao cũng giúp tăng hormone LH, kích thích trứng trưởng thành và rụng trong vòng 24 đến 36 giờ. Chu kỳ này lặp lại hàng tháng và được gọi là ngày rụng trứng. Khi trứng được phóng thích, nó cần được thụ tinh trong vòng 24 giờ. Nếu không được thụ tinh, trứng sẽ tự “chết” và khoảng 2 tuần sau, phụ nữ sẽ bắt đầu có kinh.
Hầu hết các trường hợp khi có chu kỳ kinh nguyệt có nghĩa là phụ nữ không mang thai. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ khi phụ nữ mang thai nhưng vẫn có biểu hiện giống như hành kinh với lượng máu ít và kéo dài từ 1-2 ngày, gọi là máu báo thai hoặc rối loạn nội tiết tố thai nghén. Đôi khi, không có hiện tượng rụng trứng nhưng phụ nữ vẫn có chu kỳ kinh nguyệt.
Lưu ý những dấu hiệu rụng trứng
Có những phụ nữ không nhận thấy dấu hiệu và thay đổi nào quanh thời điểm rụng trứng, nhưng nhiều người khác có thể nhận thấy các thay đổi trong cơ thể. Điều quan trọng là có kế hoạch quan hệ tình dục vào những ngày dễ thụ thai nếu bạn có ý định có con. Dưới đây là một số dấu hiệu rụng trứng bạn có thể nhận biết:
- Sự thay đổi của dịch cổ tử cung: Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang rụng trứng hoặc rụng trứng sẽ xảy ra trong vài ngày tới. Dịch tiết cổ tử cung có thể trong, ẩm và giống như lòng trắng trứng.
- Thay đổi nhiệt độ cơ thể: Trong thời điểm rụng trứng, nhiệt độ trung bình của cơ thể sẽ tăng nhẹ.
- Cảm giác đau nhẹ, chuột rút ở bụng dưới.
- Tăng ham muốn tình dục.
- Cảm giác đầy hơi.
- Âm đạo hoặc âm hộ có dấu hiệu sưng nhẹ.
Bên cạnh các dấu hiệu trên, bạn cũng có thể xác định thời gian rụng trứng bằng các phương pháp sau:
- Sử dụng que thử rụng trứng.
- Siêu âm nội soi buồng trứng, theo dõi sự phát triển của nang noãn.
Bạncũng có thể xác định thời điểm rụng trứng bằng cách sử dụng que thử rụng trứng
Làm thế nào để tính được chu kỳ rụng trứng nhằm tăng khả năng thụ thai?
Do thời gian sống của trứng trong tử cung rất ngắn, chỉ khoảng 12 đến 24 giờ sau khi rụng trứng, nhiều người tin rằng ngày rụng trứng là thời kỳ dễ thụ thai nhất.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, nếu quan hệ 3 – 5 ngày trước ngày rụng trứng, cơ hội thụ thai của phụ nữ sẽ cao hơn. Điều này là do tinh trùng có thể sống lâu hơn trứng, tồn tại trong khoảng 3 đến 5 ngày, và nếu có tinh trùng chờ đợi khi trứng rụng thì khả năng thụ thai sẽ lớn hơn.
Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người thường kéo dài từ 28 – 32 ngày, trong một số trường hợp có thể kéo dài từ 32 – 35 ngày. Với chu kỳ 28 ngày, ngày rụng trứng bình thường sẽ rơi vào ngày 14, tuy nhiên thời điểm này có thể thay đổi, quá trình rụng trứng có thể diễn ra chậm hơn, trong khoảng từ ngày 14 đến ngày 17 của chu kỳ.
Ngay cả đối với cùng một người, thời điểm rụng trứng có thể thay đổi theo từng tháng. Do đó, các bác sĩ khuyên rằng phương pháp tránh thai bằng cách đếm chu kỳ kinh nguyệt thường có nhiều rủi ro.
Quan hệ 3 – 5 ngày trước ngày rụng trứng sẽ làm tăng cơ hội thụ thai của phụ nữ, theo các chuyên gia.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng
- Tuổi tác: Chất lượng trứng giảm dần theo tuổi tác, phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi có chất lượng trứng tốt hơn phụ nữ trên 35 tuổi.
- Bệnh phụ khoa: Bệnh tắc ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm vùng kín,… đều tác động xấu đến sức khỏe của trứng.
- Thói quen không lành mạnh: Hút thuốc lá, uống rượu bia,… ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và quá trình rụng trứng bình thường. Thức khuya và ăn uống thiếu chất cũng làm ảnh hưởng đến nội tiết tố và chất lượng trứng.
- Phá thai: Mỗi lần phá thai sẽ làm giảm khả năng thụ thai từ 5-10%, gây viêm hoặc tắc ống dẫn trứng.
- Yếu tố di truyền: Các bệnh di truyền có thể tác động đến nhiễm sắc thể của trứng, ảnh hưởng đến chất lượng trứng.
Quá trình phá thai làm giảm khả năng thụ thai từ 5 – 10% mỗi lần
Nội dung trên là các thông tin Tin tức Sức khỏe cung cấp nhằm giải đáp câu hỏi “Trứng có thể sống được bao lâu trong tử cung sau ngày rụng trứng”. Hi vọng rằng những thông tin này giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quá trình rụng trứng, tăng tỷ lệ thụ thai và có biện pháp tránh thai phù hợp khi quan hệ vào thời kỳ rụng trứng.
Nga Linh
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp