Thời gian dễ xảy ra tình trạng sảy thai ở phụ nữ mang thai nhất thường là khoảng 3 tháng đầu tiên, nhưng cũng có những trường hợp sảy thai khi thai kỳ đến tháng thứ 5 hoặc thứ 7. Dù ở bất kỳ giai đoạn nào, mẹ bầu cũng cần phải cẩn thận và chăm sóc bản thân kỹ lưỡng. Một trong những dấu hiệu ban đầu của việc dọa sảy thai là xuất huyết âm đạo. Vậy dọa sảy thai ra máu trong bao lâu?
Dọa sảy thai là gì?
Dọa sảy thai hoặc còn gọi là động thai, là tình trạng thai nhi còn sống nhưng người thai phụ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo. Trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu dễ gặp hiện tượng dọa sảy thai do sự bong tách của bánh nhau thai. Điều này có thể xảy ra do các bất thường ở âm đạo, tử cung, cổ tử cung hay những tổn thương tại vùng sinh dục ngoài. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây ra dọa sảy thai gồm:
- Sự bất đồng nhiễm sắc thể hoặc sự khác nhau về nhóm máu giữa mẹ và con.
- Va chạm mạnh ở vùng bụng bầu, hoặc thói quen xoa núm vú hay bụng bầu quá nhiều gây kích thích tử cung.
- Thường xuyên bị căng thẳng, stress kéo dài trong thời gian mang thai.
- Sử dụng chất kích thích như rượu bia, hoặc tiêu thụ lượng caffeine hơn 200mg/ngày.
- Mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, viêm nhiễm phụ khoa, tử cung tăng co thất thường…
- Nạo phá thai nhiều lần hoặc lạm dụng thuốc tránh thai làm niêm mạc tử cung mỏng.

Những dấu hiệu của dọa sảy thai
Tùy vào cơ địa mỗi người và thời gian mang thai, dấu hiệu dọa sảy thai có thể khác nhau. Ở tuần thai thứ 14, phụ nữ có thể ra huyết nhiều hơn so với 5 tuần đầu. Sau đây là một số dấu hiệu dọa sảy thai:
- Chảy máu âm đạo thất thường. Dịch nhầy có màu hồng hoặc xám hoặc kèm theo máu âm đạo và mùi khó chịu.
- Đau bụng dưới.
- Tử cung co thắt, có thể kèm theo hiện tượng bong nhau thai.
- Sốt cao. Trong 20 tuần đầu của thai kỳ, nếu sốt cao trên 38 độ, đây có thể là dấu hiệu dọa sảy thai. Nếu bị nhiễm các vi sinh vật như toxoplasma, cytomegalovirus…, kèm phát ban và đau khớp gối, sẽ ảnh hưởng lớn đến thai nhi, có thể gây ra điếc bẩm sinh.

Dọa sảy thai hay sảy thai là tình trạng mà các mẹ bầu thường lo lắng. Để biết dọa sảy thai ra máu trong bao lâu, bạn cần phân biệt rõ:
- Dọa sảy thai: Máu ra ít, kèm theo triệu chứng chuột rút và đau lưng dưới, kéo dài vài ngày.
- Sảy thai không hoàn toàn: Xuất hiện máu âm đạo kèm theo chuột rút nghiêm trọng, đau bụng và đau lưng.
- Sảy thai hoàn toàn: Máu ra đột ngột theo cơn co tử cung, bào thai sau đó được đẩy ra khỏi tử cung.
- Sảy thai băng huyết: Máu ra nhiều, có cục máu đông, chất nhầy màu hồng hoặc xám, và có thể gây choáng váng.
- Thai chết lưu: Hiện tượng này rất khó nhận biết. Thai đã hỏng nhưng vẫn còn trong tử cung, có thể có một lượng máu ít ở vùng kín, các triệu chứng ốm nghén biến mất và tim thai không còn đập.
Dọa sảy thai ra máu như thế nào?
Mẹ bầu bị dọa sảy thai sẽ có hiện tượng: Ban đầu máu chảy nhỏ giọt, sau đó nhiều hơn, ồ ạt hơn và kéo dài trong khoảng 3 – 5 giờ. Máu ra khi
Hiện tượng này thường bắt đầu với màu hồng, rồi dần dần chuyển sang màu đỏ tươi và cuối cùng là màu nâu. Máu đỏ tươi là máu được đưa nhanh chóng ra khỏi cơ thể mẹ, còn máu bị ứ lại trong tử cung sau một thời gian mới có màu nâu.
Phụ nữ cần đặc biệt lưu ý với các dấu hiệu cảnh báo xấu sau khi bị dọa sảy thai. Nguy hiểm nhất của việc này là có thể dẫn đến việc sảy thai, khi thai nhi bị tử cung co bóp mạnh đẩy ra hoàn toàn khỏi cơ thể mẹ. Những biến chứng có thể xảy ra gồm:
- Nhiễm trùng.
- Thiếu máu từ mức trung bình đến nặng cần truyền máu khẩn cấp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Dọa sảy thai ra máu trong bao lâu?
Tình trạng ra máu do dọa sảy thai kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Trong giai đoạn này, bà bầu sẽ cảm thấy đau bụng mức độ khác nhau tùy theo kích cỡ thai hoặc phương pháp sảy thai, bao gồm sảy tự nhiên, bằng thuốc hay phẫu thuật. Cảm giác đau bụng và lượng máu mất đi cũng khác nhau ở mỗi người và mỗi tình huống. Và theo thời gian, cơn đau bụng có thể tăng lên. Ngoài việc chảy máu, còn có hiện tượng chuột rút nhẹ.
Lượng máu khi bị dọa sảy thai ít hơn những ngày nặng nhất của chu kỳ kinh nguyệt. Mặc dù chảy máu trong thai kỳ là điều bất thường, nhưng trường hợp này chị em không nên quá lo lắng. Hãy bình tĩnh đến gặp bác sĩ để nhận chẩn đoán chính xác nhất.
Thời gian ra máu do dọa sảy thai phụ thuộc vào:
- Thời gian mang thai: Phụ nữ có thai lâu hơn sẽ có nồng độ hormone hCG và progesterone cao duy trì trong vài ngày hoặc vài tuần.
- Trường hợp mẹ mang đa thai như song thai, tam thai…
- Quá trình đào thải mô thai và nhau thai.

Mẹ bầu nên ăn gì khi bị dọa sảy thai?
Khi thấy hiện tượng dọa sảy thai qua việc xuất hiện máu ở vùng kín, mẹ cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất, protein, canxi và chất xơ như rau xanh sẫm (bông cải xanh, rau cải bó xôi…), thịt giàu protein (thịt gà, thịt bò, thịt cá…), trứng và các chế phẩm từ sữa.
Cũng cần bổ sung hoa quả giàu vitamin C để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và hạn chế caffeine dưới 200mg/ngày để tránh gây hại cho mẹ và bé.
Mang thai là thiên chức thiêng liêng của phụ nữ. Những hiện tượng như động thai, dọa sảy thai làm chị em lo lắng. Hy vọng qua bài viết này, Tin tức Sức khỏe đã cung cấp những thông tin hữu ích và trả lời được câu hỏi: “Dọa sảy thai ra máu bao lâu?”. Hãy theo dõi nhà thuốc để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc thai kỳ nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp