Bệnh ghẻ, một vấn đề về da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều người. Dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh ghẻ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như chàm hóa, nhiễm trùng, và viêm cầu thận cấp.
Bệnh ghẻ là gì?
Ghẻ là bệnh ngoài da do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (cái ghẻ) gây ra, dẫn đến các tổn thương da. Đây là căn bệnh có thể lây lan nhanh chóng. Một số loại bệnh ghẻ phổ biến gồm:
- Ghẻ thông thường: Loại ghẻ phổ biến nhất, gây ngứa và nổi ban ở tay, cổ tay, và các bộ phận khác nhưng không gây tổn thương nghiêm trọng.
- Ghẻ nhiễm khuẩn: Ghẻ này thường xuất hiện quanh nách và bộ phận sinh dục, gây ngứa.
- Ghẻ vảy (ghẻ Nauy): Gây ra bởi lớp vảy dày màu xám và thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch suy giảm.
Bệnh ghẻ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, dù là nam hay nữ, trẻ hay già. Những người dễ mắc bệnh nhất là những người sống cùng hoặc sử dụng chung đồ dùng với người bị ghẻ.
Bệnh ghẻ thường bùng phát nhiều ở nơi đông dân cư, có điều kiện vệ sinh kém và thường xuất hiện vào mùa đông nhiều hơn mùa hè.
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ?
Cái ghẻ, ký sinh trùng Sarcoptes scabiei, là nguyên nhân chính gây bệnh ghẻ, bao gồm ghẻ đực và ghẻ cái. Tuy nhiên, chỉ có ghẻ cái mới gây bệnh vì ghẻ đực sẽ chết sau khi giao phối.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ghẻ chủ yếu là:
- Môi trường sống.
- Những người có sức đề kháng yếu như người già, người ghép tạng, người nhiễm HIV,… dễ bị ghẻ hơn.
- Tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh ghẻ.
Nhận biết dấu hiệu của bệnh ghẻ như thế nào?
Các dấu hiệu của bệnh ghẻ bao gồm:
- Luống ghẻ và mụn nước (mụn trai và đường hầm) là tổn thương đặc hiệu của bệnh ghẻ.
- Đường hầm do cái ghẻ đào ở lớp sừng, có độ dài từ 2 – 3 cm, ngoằn ngoèo, gờ cao hơn mặt da, màu trắng xám hoặc trắng đục, không khớp với da. Ở đầu đường hầm có mụn nước có đường kính 1 – 2 mm, là nơi cư trú của cái ghẻ. Đường hầm thường xuất hiện ở kẽ ngón tay, nếp gấp cổ tay, đường chỉ lòng bàn tay và quy đầu. Dùng kim chích dịch ở mụn nước để thấy màu xám hoặc đen và khều cái ghẻ ra.
- Mụn nước xuất hiện rải rác ở vùng da mỏng như đường chỉ lòng bàn tay, kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, và cẳng tay. ở trẻ sơ sinh, mụn nước có thể xuất hiện ở lòng bàn chân. Ghẻ có thể gây vết trợt ở quy đầu, thường nhầm lẫn với săng giang mai.
- Người bệnh thường ngứa nhiều vào ban đêm do cái ghẻ di chuyển và tiết độc tố gây kích thích các dây thần kinh cảm giác ở da.
- Người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn do gãi ngứa, gây ra các vết xước gãi, trợt, vẩy tiết, sẩn, mụn nước, chốc nhọt, mụn mủ, và sẹo thâm hoặc bạc màu,…tạo ra những đám như “khảm xà cừ”. Các tổn thương đặc hiệu bị che khuất bởi các tổn thương thứ phát cũng như biến chứng viêm da, nhiễm khuẩn, chàm hóa làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn hơn.
Làm thế nào để điều trị ghẻ nhanh chóng?
Chẩn đoán bệnh ghẻ
Việc chẩn đoán bệnh ghẻ thường dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết do bác sĩ chỉ định.
Quá trình xét nghiệm diễn ra như sau: Bác sĩ dùng dao nạo từ mụn nước ở đầu đường hầm của ghẻ cái, rồi quan sát bằng kính lúp hoặc kính hiển vi để xác định sự hiện diện của cái ghẻ hoặc trứng ghẻ trong da.
Điều trị bệnh ghẻ
Để điều trị bệnh ghẻ hiệu quả, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Điều trị toàn bộ những người chung sống với người bị ghẻ.
- Sử dụng thuốc bôi trị ghẻ theo chỉ định của bác sĩ: Để đạt hiệu quả cao, bôi thuốc sau khi tắm vào buổi tối, thoa lên toàn thân (trừ da đầu và da mặt), đặc biệt thoa kỹ ở các nếp gấp, kẽ ngón, sau lỗ tai và quanh móng.
- Làm sạch và phơi khô quần áo cũng như các vật dụng cá nhân của người bệnh.
- Cách ly người bệnh và các vật dụng của họ khỏi những người xung quanh.
Các loại thuốc thường dùng để điều trị ghẻ bao gồm:
Thuốc giảm ngứa
- Thuốc uống kháng histamin: Hydroxyzine hydrochloride, diphenhydramine, chlorpheniramine nên được dùng trước khi đi ngủ vào buổi tối.
- Kem bôi chứa corticoid: Chỉ sử dụng khi có bác sĩ kê đơn kèm thuốc diệt ghẻ.
Thuốc tiêu diệt cái ghẻ
- Permethrin 5%: Thoa thuốc lên da, giữ lại trong 8 – 12 giờ, sau đó tắm sạch, mỗi tuần dùng 1 lần.
- Lindane 1%: Thoa thuốc, giữ lại trên da trong 6 giờ rồi tắm sạch, dùng mỗi tuần 1 lần.
- Crotamiton 10%: Thoa thuốc và giữ trong 24 giờ, sau đó tắm sạch, dùng liên tục 3 – 5 ngày.
- Benzyl benzoate 10%: Thoa thuốc và giữ trên da trong 24 giờ, sau đó tắm sạch, sử dụng liên tục từ 3 – 5 ngày.
- Mỡ lưu huỳnh 2 – 10%: Thoa thuốc và giữ trên da trong 24 giờ rồi tắm sạch dùng trong 3 ngày liên tiếp.
- Ivermectin: Dùng một liều uống duy nhất, nếu cần có thể lặp lại sau 2 tuần.
Sử dụng thuốc bôi trị ghẻ sẽ thấy hiệu quả sau 3 – 5 ngày, da không còn xuất hiện các mụn nước gây ngứa nữa. Tuy nhiên, ngứa có thể kéo dài vài tuần sau khi điều trị, tốt nhất bạn nên dùng kem dưỡng ẩm để giảm ngứa.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý vệ sinh cá nhân vì đây…là yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả điều trị thành công:
- Thường xuyên vệ sinh và thay đồ dùng cá nhân. Giặt giũ quần áo, khăn tắm, chiếu, và khăn trải giường hàng ngày ở nhiệt độ ≥ 50 độ trong ít nhất 10 phút, sau đó phơi, sấy khô, ủi cả hai mặt trước khi cho vào túi bịt kín và sử dụng lại sau ít nhất 5 ngày.
- Điều trị đồng thời cả người trong nhà với bệnh nhân.
Các biện pháp phòng ngừa ghẻ tái phát
Ghẻ có khả năng lây lan rất cao và dễ tái phát, vì vậy để tránh nguy cơ bị lại, ngoài việc chú ý đến các dấu hiệu bị ghẻ, người bệnh cần lưu ý các điểm sau:
- Kiên trì dùng thuốc giảm ngứa và theo đúng đơn thuốc bác sĩ đã kê để tiêu diệt cái ghẻ.
- Làm dịu cơn ngứa do ghẻ gây ra bằng cách dùng khăn ướt lau vùng da ngứa hoặc ngâm và làm mát vùng da bị kích ứng bằng nước lạnh.
- Sử dụng các loại kem dưỡng da dịu nhẹ để giảm kích ứng da.
- Dùng thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng dị ứng do ghẻ gây ra.
Tóm lại, bệnh ghẻ mang lại nhiều phiền toái cho người bệnh. Phát hiện sớm các dấu hiệu sẽ giúp có phương án điều trị phù hợp và hiệu quả, giúp nhanh chóng loại bỏ bệnh ghẻ.
Xem thêm:
- Giải đáp: Bà bầu ăn ổi con bị ghẻ có đúng không?
- Thuốc trị ghẻ ngứa: Liệu pháp điều trị hiệu quả cho bệnh ghẻ