Bị tổ đỉa ở tay bôi thuốc gì 1

Cách trị tổ đỉa ở tay hiệu quả nhất là gì?

Chia sẻ ngay với bạn bè

Tổ đỉa ở tay khiến người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như ngứa ngáy, gây khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày cũng như tinh thần. Việc điều trị bệnh tổ đỉa không hề dễ dàng và đòi hỏi thời gian dài để loại bỏ hoàn toàn. Vậy làm cách nào để nhanh chóng khỏi bệnh? Sử dụng thuốc gì cho tổ đỉa ở tay để đạt hiệu quả tốt nhất?

Hãy cùng Tin tức Sức khỏe tìm hiểu các thông tin cơ bản về bệnh này nhé!

Bệnh tổ đỉa là gì?

Tổ đỉa là một loại bệnh viêm da cơ địa, biểu hiện qua các mụn nước nhỏ xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hay mặt bên các ngón. Các mụn nước này chứa dịch bên trong, có thể vỡ ra và lan sang khu vực da lân cận. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh, mụn nước có thể tập trung thành khu trú hoặc phân tán và có thể phát triển thành mụn lớn hơn. Vùng da bị tổ đỉa thường rất ngứa, và gây cộm khó chịu, đặc biệt bệnh có thể tái phát từng đợt, làm cho quá trình điều trị gặp phải nhiều trở ngại.

Bị tổ đỉa ở tay bôi thuốc gì 1Hình ảnh tổ đỉa ở tay

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Theo các chuyên gia, mặc dù không có nguyên nhân nào được xác định rõ ràng gây ra chàm tổ đỉa, nhưng có nhiều giả thuyết về các tác nhân và điều kiện thuận lợi có thể gây bệnh, chẳng hạn như:

  • Yếu tố cơ địa: Di truyền có vai trò quan trọng, nếu trong gia đình có người mắc viêm da cơ địa hoặc dị ứng thì các thành viên khác cũng có nguy cơ cao hơn.
  • Môi trường làm việc khắc nghiệt, phải tiếp xúc thường xuyên với nước bẩn, hóa chất độc hại là điều kiện tốt cho sự phát triển của bệnh.
  • Những người rối loạn thần kinh thực vật có nguy cơ mắc các bệnh viêm da, bao gồm tổ đỉa.
  • Người có tiền sử dị ứng như dị ứng hải sản, tôm, cua, hay dị ứng thời tiết…
  • Một số loại thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ dẫn đến bệnh tổ đỉa.
Bị tổ đỉa ở tay bôi thuốc gì 2Những người có cơ địa dị ứng dễ mắc bệnh tổ đỉa hơn người bình thường

Bệnh tổ đỉa có chữa dứt điểm được không?

Bệnh tổ đỉa là một vấn đề ngoài da, không nguy hiểm đến sức khỏe toàn trạng, nhưng gây ra không ít khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội. Người mắc bệnh tổ đỉa thường lo lắng về thẩm mỹ và sợ lây bệnh cho người khác. Chính vì vậy, câu hỏi về việc điều trị dứt điểm bệnh tổ đỉa luôn được quan tâm. Liệu bệnh tổ đỉa có thể điều trị dứt điểm được không?

Bạn nên tìm hiểu:  Wax hay triệt vùng bikini? Lựa chọn tối ưu cho phụ nữ

Các chuyên gia cho rằng, tổ đỉa là bệnh da mạn tính có thể tự khỏi dù có điều trị hay không. Tuy nhiên, bệnh thường diễn biến theo từng đợt và dễ tái phát, có khi diễn biến nặng nên cần điều trị kịp thời. Khi vùng da tổn thương nhiều đợt hoặc viêm da mạn tính, vùng da sẽ dày lên, bong tróc, ngứa ngáy, dễ nhiễm trùng và rất khó điều trị.

Người bị tổ đỉa ở tay nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?

Có rất nhiều loại thuốc từ Tây y, Đông y đến các mẹo dân gian dùng để điều trị bệnh, nhưng không có loại thuốc nào đặc trị và giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Thuốc điều trị tổ đỉa được chia thành nhóm điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân, cụ thể như sau:

Bị tổ đỉa ở tay bôi thuốc gì? 3Tổ đỉa ở tay nên bôi thuốc gì để đạt hiệu quả cao nhất?

Điều trị tổ đỉa ở tay bằng thuốc bôi ngoài da

Tổ đỉa ở tay, chân có thể sử dụng các loại thuốc bôi như:

  • Kem chứa BSI 1 – 3% bôi lên vùng da bị mụn nước.
  • Ngâm da bệnhvào dung dịch thuốc tím pha loãng với một tỷ lệ nhất định do bác sỹ chuyên khoa chỉ định.
  • Trong trường hợp mụn nước bị vỡ và nhiễm trùng, cần sử dụng thuốc chứa kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Để xử lý các bọng nước lớn chưa vỡ, có thể dùng kim chích để mụn xẹp lại nhưng cần tránh chọc vỡ quá to làm lộ nền da dễ bị nhiễm trùng.

Có thể sử dụng các loại thảo mộc dân gian như: Lá lốt, lá trầu không, tỏi… để bôi trực tiếp hoặc ngâm vùng da tổ đỉa.

Bị tổ đỉa ở tay bôi thuốc gì? 4Có thể ngâm tay bằng lá trầu không để điều trị tổ đỉa ở tay

Điều trị toàn thân

Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng như giảm ngứa bằng kháng histamin của các thế hệ như: Clorpheniramin, diphenhydramin, loratadin, cetirizin… dưới dạng viên uống hoặc sử dụng kháng sinh toàn thân khi có nhiễm khuẩn.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, nên thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh và thay đổi , chế độ ăn uống nhằm giảm tỷ lệ khởi phát và biểu hiện của bệnh cũng rất quan trọng.

Bị tổ đỉa ở tay cần lưu ý điều gì?

Người bị tổ đỉa cần tránh và làm những điều sau :

  • Hạn chế tiếp xúc với xăng dầu và hóa chất bao gồm các hóa chất sử dụng trong gia đình như nước rửa chén, xà phòng, nước cọ rửa toilet…
  • Không gãi, cào xước da để tránh làm tổn thương thêm và dễ gây viêm nhiễm nặng hơn.
  • Đeo găng tay bảo vệ bên trong găng tay cao su và lau khô tay thường xuyên sau khi làm ướt hoặc tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng da.
  • Thường xuyên ngâm rửa tay bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch thuốc tím pha loãng để giảm viêm nhiễm da.
Bạn nên tìm hiểu:  Giải Pháp An Toàn Cho Tẩy Nốt Ruồi To Và Lồi: Những Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Bị tổ đỉa kiêng ăn gì?

Theo lời khuyên của các chuyên gia và dân gian từ xưa tới nay, khi bị tổ đỉa nên tránh một số loại thực phẩm để giảm tình trạng bệnh và không làm bệnh trở nặng hơn. Sau đây là những loại thực phẩm cần tránh khi bị tổ đỉa:

  • Các loại thực phẩm có mùi tanh như: Cua, cá, tôm… vì chúng chứa lượng lớn chất đạm và trimetylamin, dễ gây dị ứng ở nhiều người, làm tăng biểu hiện của tổ đỉa.
  • Nhộng tằm cũng là loại thực phẩm dễ gây dị ứng và kích ứng da.
  • Da gà: Dù rất nhiều người khoái khẩu, nhưng khi bị tổ đỉa nên hạn chế ăn vì nó dễ kích ứng và làm bệnh trở nặng hơn.
  • Thịt chó: Với tính nóng và hàm lượng đạm cao, không phù hợp cho người bệnh tổ đỉa nếu ăn nhiều và thường xuyên.
  • Gia vị cay nóng.
  • Thực phẩm và đồ uống nhiều đường hấp thu nhanh: Đây là nhóm thực phẩm phổ biến và nhiều người ưa chuộng như kẹo, bánh, đồ uống ngọt, nước uống có ga…

Bị tổ đỉa nên ăn gì?

Bị tổ đỉa ở tay bôi thuốc gì? 5Uống đủ nước mỗi ngày rất tốt cho bệnh nhân bị tổ đỉa
  • Cần uống đủ nước mỗi ngày: Tuỳ theo từng người, lứa tuổi và điều kiện làm việc mà lượng nước uống từ khoảng 2-2.5l là phù hợp. Cung cấp đủ nước giúp cơ thể khỏe mạnh, làn da được dưỡng ẩm đủ, mềm mại và săn chắc hơn.
  • Thực phẩm giàu kẽm như: Súp lơ xanh, hạt khô, rau củ…
  • Tỏi: Đây không chỉ là một loại thực phẩm mà còn là vị thuốc tự nhiên mà dân gian tin dùng khi bị tổ đỉa. Tỏi chứa nhiều hoạt chất allicin giúp kháng khuẩn, chống vi nấm gây bệnh, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chữa lành tổn thương viêm da và cải thiện triệu chứng bệnh tổ đỉa.
  • Những thực phẩm giàu vitamin A, B, C có nhiều trong: Rau xanh, hoa quả, đu đủ, cà rốt…
  • Sữa chua, thực phẩm giàu omega 3 và các loại dầu thực vật.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh tổ đỉa và giải đáp thắc mắc “Bị tổ đỉa ở tay bôi thuốc gì?” do Tin tức Sức khỏe cung cấp. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho độc giả. Đừng quên tiếp tục theo dõi trang website của Tin tức Sức khỏe để cập nhật thêm nhiều tin tức sức khỏe hữu ích khác nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo:


Chia sẻ ngay với bạn bè

Bài viết liên quan