Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng và cách xử lý 1

Cách xử lý đau bụng sau thai ngoài tử cung – Bí quyết giảm đau hiệu quả

Chia sẻ ngay với bạn bè

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng cực kỳ nguy hiểm, không chỉ khiến không thể giữ được thai nhi mà còn làm cơ thể người mẹ chịu nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con sau này.

Mang thai ngoài tử cung là sao?

Hiện tượng thai nhi thụ tinh thành công nhưng không di chuyển đến tử cung mà lại nằm ở những vị trí khác, thường gặp nhất là ở vòi trứng, được gọi là mang thai ngoài tử cung.

Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng và cách xử lý 1

Hình ảnh thai nằm ngoài tử cung

Được xem là một trong những tình huống mang thai bất thường, mang thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm đến cả tính mạng của thai phụ nếu không phát hiện kịp thời hoặc khi thai phát triển quá lớn làm tổn thương vòi trứng. Những người gặp tình trạng này còn bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai.

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung

Để tránh đến khi đau bụng mới phát hiện, bạn cần nhận diện được những dấu hiệu của hiện tượng này sớm. Thông thường, thai ngoài tử cung được phát hiện vào khoảng tuần 5 – 6 và dấu hiệu khá giống với mang thai thông thường, nhưng có một vài triệu chứng cần lưu ý như:

Xuất huyết bất thường

Xuất huyết âm đạo bất thường là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, hiện tượng này thường bị hiểu lầm là chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng nên ít được chú ý.

Nhưng nếu quan sát kỹ, máu do thai ngoài tử cung thường có màu sậm hơn, đỏ nâu và lượng máu ít hơn nhiều so với máu kinh nguyệt, không chảy liên tục trong vài ngày mà thường chỉ xuất hiện ít.

Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng và cách xử lý 2

Xuất huyết do thai ngoài tử cung khác với kinh nguyệt

Bạn nên tìm hiểu:  Dịch nhầy trong máu báo thai: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Đau bụng dưới

Nhiều nghiên cứu và ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa cho biết rằng hầu hết những người mang thai ngoài tử cung đều có triệu chứng đau bụng dưới. Tùy theo vị trí thai mà mức độ đau khác nhau, có người đau dữ dội, có người chỉ đau âm ỉ nhẹ nên không phát hiện sớm vì nhầm lẫn với đau bụng sắp đến kỳ rụng trứng.

Ban đầu khi mới đậu thai, phụ nữ sẽ cảm thấy đau bụng dưới nhẹ nhưng càng để lâu, sự phát triển của thai nhi sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh khiến cơn đau ngày càng tăng lên, có thể xuất hiện thêm triệu chứng táo bón.

Mang thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng?

Nếu được phát hiện sớm, thường là vào khoảng tuần thai thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ. Những triệu chứng đau bụng âm ỉ thường xuất hiện ngay từ khi trứng thụ tinh bắt đầu làm tổ ở trên vòi trứng (khoảng tuần thứ 4 sau khi thụ tinh thành công).

Nguyên nhân dẫn đến những cơn đau bụng này là khi trứng đi vào ống dẫn trứng để làm tổ sẽ khiến ống dẫn trứng bị căng giãn ra nhiều hơn bình thường. Điều này cho thấy rằng khi thai càng lớn, cơn đau bụng dưới sẽ càng gia tăng mạnh hơn theo thời gian.

Khi cơn đau tăng lên, nếu bạn uống thuốc giảm đau thì có thể tạm thời đẩy lùi cơn đau, tuy nhiên, sau khi thuốc hết hiệu lực, cơn đau sẽ quay trở lại và kéo dài trong nhiều ngày. Ở giai đoạn này, bạn không nên chần chừ mà cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và thực hiện siêu âm để biết chính xác tình trạng, từ đó có phương án điều trị kịp thời. Thai ngoài tử cung nếu để lâu sẽ càng gây hại cho sức khỏe và tính mạng của người mẹ.

Phương pháp xử lý khi mang thai ngoài tử cung?

Bên cạnh câu hỏi “thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng”, việc xử lý như thế nào sau khi phát hiện mang thai ngoài tử cung cũng là mối quan tâm lớn của nhiều chị em phụ nữ.

Bạn nên tìm hiểu:  Mắt Mí Lót: Đặc Điểm Nhận Biết Và Giải Pháp Khắc Phục Hiệu Quả

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, biện pháp xử lý sẽ khác nhau tùy vào tình trạng sức khỏe của người mẹ cũng như kích thước của thai nhi. Có hai phương pháp điều trị phổ biến là uống thuốc và phẫu thuật, bao gồm cả phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở bụng nếu tình trạng nghiêm trọng.

Đối với phương pháp uống thuốc: Thường áp dụng cho các trường hợp thai nhi còn nhỏ, phát hiện sớm và chưa có dấu hiệu bị vỡ. Methotrexate là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Thuốc này hoạt động bằng cách ngăn tế bào phát triển, làm túi thai tiêu biến dần trong khoảng 4 – 6 tuần sau khi uống.

Tuy nhiên, thuốc cũng có nhược điểm khi để lại tác dụng phụ như rụng tóc, tăng men gan, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu chóng mặt, tiêu chảy,… Nếu sau một thời gian theo dõi, tình trạng khối thai không tiến triển, không tiêu biến thì sẽ cần phải chuyển sang phương pháp phẫu thuật.

Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng và cách xử lý 3

Uống thuốc là cách xử lý khi khối thai nhỏ và chưa vỡ

Đối với phương pháp phẫu thuật: Nếu khối thai lớn và thuốc không còn tác dụng, phẫu thuật sẽ được chỉ định. Có hai dạng phẫu thuật: phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở ổ bụng. Phẫu thuật nội soi thường áp dụng khi túi thai chưa vỡ, trong khi phẫu thuật mở ổ bụng sẽ cần khi túi thai đã vỡ và đe dọa tính mạng người mẹ.

Khi khối thai đã vỡ, vòi trứng thường cũng bị ảnh hưởng và vỡ ra. Bác sĩ sẽ phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ vòi trứng để đảm bảo tính mạng cho thai phụ.

Như vậy, mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây khó khăn cho khả năng sinh sản sau này. Vì vậy, trước khi quyết định mang thai, cả vợ và chồng nên đi khám tổng quát, đặc biệt là kiểm tra các cơ quan sinh sản để quá trình mang bầu và sinh nở diễn ra thuận lợi nhất.

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi “thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng”. Nếu cảm thấy bụng đau âm ỉ mà chưa đến ngày kinh nguyệt, bạn nên đi bệnh viện để được kiểm tra và tìm ra nguyên nhân, đảm bảo xử lý kịp thời.

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo:


Chia sẻ ngay với bạn bè

Bài viết liên quan