Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới thường lặp lại trong khoảng thời gian 25–35 ngày, và thời gian hành kinh kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 15 ngày hoặc việc có kinh hai lần trong một tháng được coi là không bình thường.
Nếu nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt chỉ 15 ngày, cần đi khám kịp thời vì điều này có thể liên quan đến các bệnh nghiêm trọng như ung thư buồng trứng và nên thực hiện các xét nghiệm như siêu âm, sinh thiết tử cung để tìm ra nguyên nhân.
Nguyên nhân chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 15 ngày
Việc có kinh đến 2 lần trong một tháng hoặc chu kỳ 15 ngày có thể là bình thường trong một số trường hợp, nhưng cũng có thể phản ánh bệnh lý.
Liệu có kinh 2 lần trong một tháng có bình thường không?
Độ dài chu kỳ của phụ nữ có thể không giống nhau, nhiều khi dao động từ 21 đến 35 ngày; tuy nhiên, những người có chu kỳ chỉ 20 ngày hoặc ngắn hơn (rất hiếm) cũng có thể gặp phải tùy thuộc vào cơ địa. Nếu kinh nguyệt đến sớm hoặc trễ hơn bình thường từ 3-5 ngày mà tình trạng này không kéo dài thì không đáng lo ngại.
Đối với phụ nữ có chu kỳ ngắn 21 ngày mà bất ngờ gặp kinh sớm từ 3 đến 5 ngày thì hiện tượng hai lần kinh trong một tháng cũng là bình thường. Nhưng nếu kinh nguyệt thường xuyên đến sớm và chu kỳ không đều, cần chú ý vì có thể do bệnh lý hoặc cách sống ảnh hưởng chu kỳ của bạn gái.
Lý do khiến chu kỳ kinh nguyệt ngắn lại
Rối loạn kinh nguyệt do căng thẳng hoặc hưng phấn quá độ
Quá trình phóng noãn bị ảnh hưởng bởi các hệ thống thần kinh trung ương và nội tiết, bao gồm hormone tuyến giáp và vùng dưới đồi.
Khi phụ nữ bị stress nhiều, gặp cú sốc hoặc quá hưng phấn, hoạt động buồng trứng có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến buồng trứng phóng noãn hai lần do nhận sai tín hiệu thần kinh và hormone. Nếu việc có kinh hai lần trong một tháng do tình trạng tâm lý gây ra thì không cần lo lắng.
Để ngăn ngừa việc này tái diễn, phụ nữ cần điều chỉnh tâm trạng, kết hợp nghỉ ngơi và tránh công việc quá sức.
Bỏ quên thuốc tránh thai hàng ngày
Nếu quên sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, phụ nữ dễ gặp tình trạng ra máu không đều. Cơ thể đã quen việc nhận hormone hàng ngày để ngừa thai, khi thiếu đột ngột dẫn đến máu tự chảy, gây rối loạn kinh nguyệt.
Chu kỳ ngắn còn có thể bắt nguồn từ việc dùng một số loại thuốc khẩn cấp.
Rối loạn nội tiết nữ
Những đối tượng dễ gặp rối loạn nội tiết thường là các bé gái ở độ tuổi dậy thì hoặc phụ nữ tiền mãn kinh. Chu kỳ ngắn thường do dạng cường estrogen gây ra, có thể kèm theo triệu chứng rong kinh, ra nhiều máu kinh…
Nguyên nhân liên quan đến bệnh lý
Một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 15 ngày còn có thể do mắc các bệnh lý như u xơ tử cung, ung thư buồng trứng, polyp tử cung, hoặc vấn đề với tuyến giáp, dẫn đến kinh nguyệt không đều.
Liệu chu kỳ kinh nguyệt ngắn 15 ngày có mang thai không?
Sự xuất hiện của chu kỳ kinh nguyệt đồng nghĩa rằng phụ nữ không có thai, do niêm mạc tử cung bong tróc dẫn đến chảy máu kinh nguyệt ra ngoài. Khi có thai, thai nhi làm tổ trong tử cung, niêm mạc tử cung nhờ vậy được duy trì và nuôi dưỡng, khiến hiện tượng kinh nguyệt tạm dừng trong suốt thời gian mang thai.
Do đó, dù có hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt ngắn 15 ngày dù bất kỳ lý do nào, chị em vẫn không có thai. Tuy nhiên, điều này dễ khiến nhầm lẫn giữa máu báo thai và chu kỳ kinh nguyệt, làm khó chị em trong việc phân biệt. Vì vậy, để xác định chắc chắn có thai hay không, chị em nên sử dụng que thử thai nhanh hoặc đến khám khoa phụ sản.
Cách để có chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh
Phụ nữ có thể tham khảo các cách sau để cải thiện tình trạng có kinh nguyệt hai lần trong một tháng:
Giữ tinh thần luôn thoải mái
Tâm lý có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt nên phụ nữ cần duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ để xua tan nỗi buồn, giảm stress đáng kể.
Các hoạt động như tập thể dục hàng ngày, đi bộ, yoga, đọc sách, nghe nhạc, thư giãn massage… có thể giúp duy trì lối sống lành mạnh. Ngoài ra, cần sắp xếp nghỉ ngơi hợp lý sau giờ làm việc bận rộn.
Dinh dưỡng lành mạnh là điều cần thiết
Việc bổ sung thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt… sẽ giúp tăng sức đề kháng, cân bằng nội tiết, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Vệ sinh vùng kín đúng cách và sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm buồng trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung… Sau khi đi vệ sinh, nên sử dụng nước sạch để vệ sinh vùng kín và lau khô bằng khăn giấy. Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp và tránh xa xà phòng để không làm mất cân bằng pH.
Đặc biệt, chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách trong những ngày kinh nguyệt. Lựa chọn loại băng vệ sinh khô thoáng, ít mùi thơm, không gây kích ứng và bí bách da.
Thực hành quan hệ tình dục an toàn
Để tránh thai cũng như ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, chị em nên thực hành quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp như bao cao su.
Định kỳ kiểm tra sức khỏe
Phụ nữ nên đến khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm, đặc biệt là khám phụ khoa. Khi có các dấu hiệu bất thường như đau bụng, ngứa vùng kín, biến đổi màu sắc kinh nguyệt, mùi hôi…, cần đi khám ngay.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp