Cây ngô đồng là loại cây cảnh rất quen thuộc tại nước ta và đã xuất hiện trong nhiều câu ca xưa. Nó không chỉ được trồng để làm cảnh bởi hình dáng đẹp mắt mà còn mang ý nghĩa phong thủy trong quan niệm tâm linh của người Việt. Tuy nhiên, ít người biết rằng cây ngô đồng còn được người xưa trồng như một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh. Đông y đã sử dụng rất nhiều bài thuốc từ loài cây này để trị bệnh.
Đôi nét về cây ngô đồng
Ngô đồng có nguồn gốc từ vùng Trung và Nam Mỹ. Khi mang về trồng tại nước ta, cây đã được trồng rộng khắp từ Bắc vào Nam vì nó khá “dễ tính” và có thể sống được trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Tại Việt Nam, cây còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như sen lục bình, dầu lai lá sen…
Hiện nay trên thế giới có hai giống ngô đồng: một loại nhỏ dùng để làm cảnh và một loại lớn là cây thân gỗ ít phổ biến hơn. Bài viết này sẽ tập trung vào dạng cây cảnh, thân mọng nước và phần gốc phình to như bình hoa. Cây này có chiều cao từ 40cm đến 100cm, thân cây có nhiều vết sẹo và có chứa độc tính.

Ngô đồng được trồng như một loại cây cảnh để trang trí nhà cửa và sân vườn. Theo phong thủy của người Việt, cây này có tác dụng xua đuổi tà khí, thu hút vận may và tài lộc. Với sức sống bền bỉ, nó cũng là biểu tượng cho sự trường tồn.
Trong y học cổ truyền, người ta sử dụng lá, thân, và nhựa cây để làm thuốc chữa các bệnh như táo bón, mụn nhọt, nhiễm trùng, chảy máu. Cây ngô đồng còn có tác dụng lợi sữa cho phụ nữ mang thai, bồi bổ sức khỏe và bổ thận tráng dương cho nam giới.
Công dụng chữa bệnh của cây ngô đồng
Từ xưa, Đông y đã sử dụng cây ngô đồng làm dược liệu chữa bệnh. Một số lợi ích nổi bật của cây này có thể kể đến như:
Điều trị mụn nhọt sưng tấy
Nhựa cây ngô đồng có thể dùng để điều trị mụn nhọt và sưng tấy do mụn nhọt. Nếu bị mụn nhọt, chỉ cần lấy nhựa từ thân cây và bôi lên vùng bị mụn nhọt nhiều lần sẽ khỏi. Phương pháp này cũng giúp phòng ngừa mưng mủ ở mụn nhọt. Khi mụn nhọt có kích thước lớn, nghiền nhuyễn lá ngô đồng và đắp liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ cải thiện đáng kể.
Chữa vết thương phần mềm
Nếu da có vết thương hở nhẹ hoặc vết trầy xước, có thể giã nát lá ngô đồng và đắp lên để cầm máu. Các vết bầm tím cũng có thể giảm đáng kể khi đắp lá cây. Trong lá ngô đồng có chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp phòng ngừa nhiễm trùng và nhanh lành vết thương.

Chữa ho hiệu quả
Các thầy thuốc Đông y xưa thường dùng cây ngô đồng để chữa gà, ho ra máu nhẹ. Cả thân lá và cuống cây ngô đồng được rửa sạch rồi sắc nước uống đến khi khỏi. Uống bài thuốc này thường xuyên sẽ phòng ngừa được ho gà và ho ra máu nhẹ. Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể.
Chữa sa tử cung ở nữ giới
Trong quá khứ, nữ giới bị sa tử cung được điều trị bằng phương thức sử dụng ngô đồng. Cuống lá ngô đồng rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vùng tử cung là cách điều trị hiệu quả.
Chữa ghẻ lở ngoài da
Tương tự như công dụng chữa mụn nhọt, cây ngô đồng cũng có tác dụng chữa ghẻ lở ngoài da. Giã nát lá ngô đồng và đắp lên vùng da bị ghẻ sẽ giúp làn da nhanh chóng phục hồi. Kiên trì đắp hàng ngày, vết ghẻ sẽ khỏi.
lở biến mất mà không cần phải dùng thuốc kháng sinh.
Giảm sưng và đau nhức hạch
Việc sử dụng cây ngô đồng cũng khá hiệu quả để giảm sưng và đau nhức hạch xuất hiện ở vùng cổ, chân, tay. Nguyên liệu cần sử dụng là nhựa từ thân cây. Chỉ cần rạch thân cây lấy nhựa rồi dùng tăm bông thấm nhựa, bôi lên vùng bị hạch. Kiên trì thực hiện mỗi ngày một lần, bạn sẽ sớm thấy hiệu quả.

Tăng cường sinh lực nam giới
Cây ngô đồng còn có khả năng tăng cường sinh lực cho phái mạnh. Thân cây được thái mỏng, phơi khô, sao vàng, hạ thổ rồi ngâm rượu. Sử dụng rượu thuốc này thường xuyên giúp nam giới tăng cường chức năng sinh lý.
Những công dụng khác của cây ngô đồng
Bên cạnh đó, cây ngô đồng còn có nhiều công dụng khác như:
- Người bị phong thấp và đổ nhiều mồ hôi tay chân có thể dùng rễ cây sắc nước uống hàng ngày để điều trị.
- Sắc khoảng 15g lá ngô đồng lấy nước uống mỗi ngày giúp điều trị mỡ máu và huyết áp cao.
- Sử dụng vỏ cây phơi khô, đốt thành tro rồi trộn với dầu bôi vào hậu môn để giảm triệu chứng trĩ.
- Người bị bỏng nhẹ có thể đốt vỏ cây thành tro, sau đó pha nước uống để giảm triệu chứng khó chịu.
- Đốt vỏ cây ngô đồng thành tro và dùng bôi lên tóc có thể điều trị bạc tóc.

Lưu ý khi sử dụng cây ngô đồng chữa bệnh
Cây ngô đồng không chỉ được trồng làm cảnh mà còn có thể dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, loại cây này cũng tiềm ẩn nguy cơ độc hại trong gia đình. Quả và hạt ngô đồng chứa chất độc curcin có thể gây ngộ độc cho hệ tiêu hóa và gan nếu nuốt phải. Các triệu chứng ngộ độc có thể bao gồm tiêu chảy, nôn, đau bụng, bỏng rát họng… và nếu nặng hơn có thể gây rối loạn nhịp tim, xuất huyết tiêu hóa, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nhà có trẻ nhỏ nên đặc biệt chú ý khi trồng cây này.
Ngô đồng tuy có nhiều công dụng chữa bệnh, nhưng khi gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, bạn cũng nên khám bác sĩ. Trước khi sử dụng cây ngô đồng chữa bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia Đông y.
Hy vọng những thông tin Tin tức Sức khỏe chia sẻ đã giúp bạn hiểu thêm về cây ngô đồng và các công dụng chữa bệnh của nó.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Medlatec.vn