Rất nhiều người thắc mắc về Anti Hbs khi đi khám hoặc chữa viêm gan B và được bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm này. Vậy Anti Hbs là gì? Chỉ số Anti Hbs có mục đích gì? Mức bình thường của Anti Hbs là bao nhiêu và tại sao xét nghiệm này lại cần thiết? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây để bạn tham khảo.
Anti HBs là gì?
Anti HBs (Hepatitis B surface Antibody) – một trong những xét nghiệm phổ biến được bác sĩ yêu cầu khi khám và điều trị các bệnh liên quan đến viêm gan B.
Anti Hbs, hay được gọi là kháng thể bề mặt viêm gan B, là chỉ số giúp xác định nguy cơ nhiễm virus viêm gan B của cơ thể, đồng thời cho biết mức độ hiện diện của kháng thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh viêm gan B.
Nếu kết quả xét nghiệm Anti HBs dương tính, điều này cho thấy người đó đã đáp ứng tốt với vắc-xin viêm gan B hoặc đã hồi phục sau khi mắc viêm gan B cấp tính, đồng nghĩa với việc người đó sẽ miễn dịch với virus này.
Cơ thể sẽ tự tạo ra Anti Hbs để tự bảo vệ trước sự tấn công của virus. Có hai trường hợp hình thành kháng thể Anti Hbs:
- Trường hợp 1: Sau khi mắc viêm gan B cấp tính và hồi phục, người bệnh sẽ hình thành kháng thể và không còn lo lắng về việc tái nhiễm.
- Trường hợp 2: Sau khi tiêm đủ liều vắc-xin viêm gan B, người tiêm sẽ hình thành kháng thể. Tuy nhiên, số ít vẫn không tạo được kháng thể dù đã tiêm vắc-xin.
Chỉ số Anti HBs bình thường là bao nhiêu?
Anti Hbs được xem là một “tấm chắn” giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B. Chỉ số Anti Hbs càng cao, khả năng chống lại virus càng mạnh. Các mức định lượng được xác định như sau:
- Anti Hbs từ 0 -10 IU/ml: Kháng thể rất thấp, không bảo vệ được cơ thể, cần tiêm vắc-xin để tăng kháng thể.
- Anti Hbs từ 10 – 100 IU/ml: Có kháng thể nhưng chưa đủ để bảo vệ, cần tiêm nhắc lại vắc-xin để tăng kháng thể.
- Anti Hbs từ 100 – 1000 IU/ml: Kháng thể đủ mạnh để miễn dịch với virus viêm gan B, đây là mức bảo vệ an toàn.
Mục đích của chỉ số Anti Hbs?
Chỉ số Anti Hbs là kháng thể được tạo ra khi tiêm vắc-xin viêm gan B, giúp cơ thể nâng cao khả năng chống lại virus. Người chưa có kháng thể Anti Hbs có nguy cơ cao mắc viêm gan B cấp tính, trong khi những người đã có kháng thể Anti Hbs sẽ được bảo vệ khỏi virus. Tuy nhiên, chỉ số Anti Hbs sẽ giảm dần theo thời gian, do đó, cần kiểm tra định kỳ để bổ sung kháng thể khi cần.
Anti Hbs là chỉ số kháng thể giúp cơ thể tránh sự tấn công của virus viêm gan B
Anti Hbs được hình thành từ đâu?
Nhiều người luôn thắc mắc về nguồn gốc của Anti Hbs. Hai trường hợp chính hình thành kháng thể này gồm:
Kháng thể tự nhiên
Bệnh nhân có cơ địa đặc biệt có thể tự sinh ra kháng thể Anti Hbs, điển hình là những người mắc viêm gan B cấp tính có khả năng tự loại bỏ virus. Trong tình huống này, cơ thể đã có lượng Anti Hbs đủ để chống lại virus viêm gan B và không lo tái nhiễm.
Kháng thể từ vắc xin viêm gan B
Trong trường hợp cơ thể không tự tạo ra kháng thể viêm gan B, bạn có thể tiêm vắc-xin nhắc lại từng đợt để duy trì mức Anti Hbs trong khoảng từ 12 – 15 năm, tùy cơ địa từng người.
Cách giữ chỉ số Anti HBs ổn định theo thời gian
Anh chị nên đi kiểm tra gan và làm các xét nghiệm về Anti Hbs nếu có biểu hiện bất thường nào. Việc tiêm vắc-xin bổ sung cũng rất quan trọng, vì khi cơ thể ngừng sản sinh kháng thể Anti Hbs, nguy cơ mắc bệnh gan sẽ tăng cao.
Anti Hbs sẽ duy trì trong cơ thể khoảng 12 – 15 năm sau khi tiêm vắc-xin, sau thời gian này cũng nên xét nghiệm lại nồng độ Anti Hbs. Nếu mức giảm, cần tiêm thêm mũi vắc-xin nhắc lại để bổ sung.
Bài viết này đã tổng kết những điều cần biết về Anti Hbs là gì và cách duy trì kháng thể Anti Hbs một cách hiệu quả. Hy vọng qua bài viết, độc giả sẽ giải đáp được những thắc mắc liên quan đến quá trình khám, chữa bệnh viêm gan B và các xét nghiệm về chỉ số Anti Hbs.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp