Gần đây, mọi người dần quan tâm hơn đến các chế độ ăn kiêng và giảm cân nhằm bảo vệ sức khoẻ và duy trì vóc dáng. Từ nhu cầu uống nước ngọt nhưng lo ngại về việc tăng cân, các loại nước ngọt không đường đã xuất hiện. Nhưng thực sự nó có tốt không?
Nước ngọt không đường có lợi cho sức khỏe không?
Dù nước ngọt không chứa calo và đường, nhưng lại có các chất làm ngọt nhân tạo, điều này có thể gây hại cho sức khỏe. Vậy liệu nước ngọt không đường có tốt? Chúng ta cùng tìm hiểu về tác động của nước ngọt không đường đối với sức khỏe dưới đây.
Ảnh hưởng đến răng và xương
Nước ngọt không đường thường chứa soda hoặc nước có ga, liên quan đến nguy cơ xói mòn răng và loãng xương. Một nghiên cứu đã cho thấy axit photphoric có thể gây xói mòn nhẹ trên men răng và răng. Ngoài ra, người uống nước có ga mỗi ngày có mật độ khoáng xương thấp hơn từ 3,7% đến 5,4% theo các nghiên cứu đã ghi nhận.
Nguy cơ tiểu đường
Mặc dù các loại nước ngọt không đường được cho là không chứa đường, nhưng các chất làm ngọt thay thế không hẳn là lựa chọn tốt cho người mắc tiểu đường. Nghiên cứu chỉ ra có mối liên hệ giữa việc uống đồ uống có chất làm ngọt nhân tạo và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.
Nguy cơ bệnh tim
Một số thí nghiệm đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống đồ uống chứa chất làm ngọt nhân tạo với việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ không có tiền sử bệnh tim.
Nguy cơ bệnh thận
Nước ngọt có ga chứa hàm lượng photpho cao, và điều này có thể gây tổn thương thận. Một nghiên cứu cho thấy, người uống hơn 7 ly nước ngọt không đường mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh thận gấp đôi.
Thay đổi vi khuẩn đường ruột
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, đồ uống chứa chất làm ngọt nhân tạo có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, và điều này ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.
Uống nước ngọt không đường có giúp giảm cân không?
Nhiều người tin rằng uống nước ngọt không đường có thể giảm cân, tuy nhiên thực tế là:
- Nước ngọt không đường thường chứa các chất tạo ngọt như aspartame hoặc saccharin.
- Aspartame – chất làm ngọt chính trong nước ngọt không đường, ngọt hơn gấp 200 lần so với đường tự nhiên.
- Một số người nghĩ rằng nước ngọt không đường có thể hỗ trợ giảm cân vì chúng không calo hoặc chứa ít calo. Tuy nhiên, khi hấp thụ vào cơ thể, aspartame phân giải thành methanol và axit amin – những chất tổng hợp và có cung cấp calo.
- Dù loại nước ngọt này giúp hạn chế lượng đường tiêu thụ, nhưng aspartame có thể làm tăng cảm giác đói và thèm ăn, dẫn đến việc bạn ăn nhiều hơn.
Tóm lại, mặc dù nước ngọt không đường giúp hạn chế calo hấp thụ, nó lại có thể gây cảm giác thèm ăn. Vì vậy, không thể xem nó là biện pháp giảm cân hiệu quả.
Người tiểu đường có thể dùng nước ngọt không đường được không?
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), các chất như aspartame và saccharin trong nước ngọt không đường được xác định là an toàn.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cũng công nhận rằng nước uống có ga không đường thuộc danh mục thức uống an toàn và được khuyến khích thay thế cho nước ngọt có đường.
Tuy nhiên, việc thường xuyên uống nước ngọt không đường có thể tạo ra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Các chất làm ngọt nhân tạo trong nước ngọt không đường có thể kích thích vị giác, làm tăng cảm giác thèm ăn và khao khát đồ ngọt.
Điều này có thể tác động tiêu cực đến vi khuẩn ruột, cản trở quá trình chuyển hóa glucose, và tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, cũng như bệnh tiểu đường.
Hơn nữa, một số thí nghiệm trên chuột cho thấy rằng khi uống nước ngọt không đường, cơ thể chuột vẫn tăng mức insulin trong máu do phản ứng với hương vị ngọt, tương tự như với đường thật.
Mặc dù điều này chưa gây ra hiện tượng giảm đường huyết, nhưng nó vẫn là dấu hiệu cần lưu tâm. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng các sản phẩm nước ngọt không đường, người mắc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia.
Làm thế nào để uống nước ngọt không đường đúng cách?
Để sử dụng nước ngọt không đường một cách hợp lý, bạn nên:
- Có thể tiêu thụ nước ngọt không đường để đáp ứng nhu cầu giải khát, nhưng nên thay thế nó cho các sản phẩm nước ngọt chứa đường.
- Hạn chế uống quá thường xuyên hoặc quá nhiều, tức là chỉ nên uống đôi khi, mỗi tuần chỉ nên uống một lon thôi.
- Ưu tiên chọn sữa, nước ép trái cây và đặc biệt là nước tinh khiết để thay thế cho việc uống nước ngọt thường xuyên nhằm bảo vệ sức khỏe.
Những thông tin vừa rồi nhằm giúp đọc giả hiểu rõ hơn về nước ngọt không đường và giải thích một số nhận định sai lầm phổ biến xoay quanh loại thức uống này. Hy vọng quý độc giả đã có thêm kiến thức để sử dụng loại thức uống này một cách khôn ngoan.