Đau bụng bên trái: Những nguyên nhân thường gặp và cách xử lý 1

Đau bụng bên trái: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Chia sẻ ngay với bạn bè

Đau bụng có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau: Bên trái, bên phải, phía trên hoặc phía dưới. Từng vị trí sẽ liên quan đến một vấn đề sức khỏe ở các cơ quan khác nhau. Vậy đau bụng bên trái do đâu gây ra và bao gồm những bệnh lý gì?

Đau bụng bên trái là gì?

Đau bụng bên trái là hiện tượng đau âm ỉ hoặc quặn từng cơn ở vùng bụng phía bên trái. Mức độ đau có thể khác nhau, từ nhẹ và vừa cho đến nặng. Bệnh này có thể làm người bệnh vật vã, không thể đứng ngồi một cách yên ổn và cần được can thiệp ngay lập tức.

Đau bụng bên trái: Những nguyên nhân thường gặp và cách xử lý 1
Đau bụng bên trái là vấn đề khá phổ biến, có thể nguy hiểm hoặc không

Dựa vào điểm đau, đau vùng bụng trái được chia thành hai loại:

  • Đau bụng trên bên trái: Cơn đau xuất hiện ở ngay dưới xương sườn, thường liên quan đến dạ dày, lá lách, tụy, phổi và đại tràng. Đây cũng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim, có thể đe dọa tính mạng.
  • Đau bụng dưới bên trái: Cơn đau thường bắt nguồn từ đại tràng, bàng quang hoặc tử cung, buồng trứng trái ở phụ nữ. Ngoài ra, viêm túi thừa, sỏi thận, thoát vị bẹn, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, kinh nguyệt,… cũng là những nguyên nhân liên quan đến vấn đề này.

Những nguyên nhân thường gặp

Một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đau bụng bên trái bao gồm:

Viêm túi thừa

Túi thừa là những cấu trúc dạng túi phát triển trong đại tràng. Khi bị nhiễm khuẩn, bộ phận này sẽ bị viêm, phù nề và gây đau đớn. Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi với các dấu hiệu đặc trưng như sau:

  • Đau vùng bụng trái, có thể kèm theo sưng, chướng bụng;
  • Sốt;
  • Dạ dày co thắt mạnh;
  • Đau đớn, khó chịu khi đại tiện;
  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Ăn không ngon miệng;
  • Thói quen đại tiện thay đổi.
Đau bụng bên trái: Những nguyên nhân thường gặp và cách xử lý 2
Viêm túi thừa đại tràng thường dễ gây đau bụng trái

Táo bón

Táo bón là một trong những nguyên nhân lành tính gây ra đau bụng trái. Khi bạn uống quá ít nước hoặc ăn quá nhiều đạm và tinh bột nhưng lại thiếu chất xơ thì táo bón rất dễ xảy ra. Thói quen ít vận động cũng là lý do khiến tình trạng táo bón thêm trầm trọng.

Các triệu chứng điển hình của táo bón bao gồm:

  • Đi ngoài phân khô và cứng;
  • Đau bụng dọc theo khung đại tràng, bao gồm cả vùng bụng trái;
  • Đi ngoài ra máu đỏ tươi;
  • Không thể đại tiện được;
  • Chướng bụng kèm cảm giác ì ạch, khó chịu.
Bạn nên tìm hiểu:  Top 11 Kem Trị Sẹo Hiệu Quả Nhất Hiện Nay Bạn Không Thể Bỏ Lỡ

Sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu là các tinh thể rắn hình thành từ sự lắng đọng axit uric hoặc cặn canxi. Chúng xuất hiện ở bể thận, ống dẫn nước tiểu, bàng

Quá trình cọ xát của sỏi lên niêm mạc và cơ của đường tiết niệu có thể dễ dàng gây ra hiện tượng đau bụng trái.

Các triệu chứng thường gặp của sỏi tiết niệu bao gồm:

  • Đau bụng trái, đau lưng hoặc đau háng;
  • Đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu không nhiều;
  • Nước tiểu có lẫn máu;
  • Cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói;
  • Sốt, với thân nhiệt từ 38,3 độ C trở lên.
Đau bụng bên trái: Những nguyên nhân thường gặp và cách xử lý 5
Những ai bị sỏi tiết niệu phía bên trái thường cảm thấy đau bụng, đau thắt lưng hoặc đau vùng bẹn cùng bên

Viêm loét bao tử

Viêm loét bao tử (dạ dày) thường phát sinh do nhiễm vi khuẩn HP, lạm dụng thuốc chống viêm không steroid hoặc thói quen ăn uống không khoa học. Ngoài triệu chứng đau bụng trái, viêm loét bao tử còn có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Chán ăn, cảm giác ăn không tiêu;
  • Nóng rát vùng bụng tương ứng với vị trí của dạ dày;
  • Buồn nôn kèm theo ói mửa;
  • Giảm cân nhanh chóng.
Đau bụng bên trái: Những nguyên nhân thường gặp và cách xử lý 7
Viêm loét bao tử cũng là nguyên nhân gây đau bụng trái

Viêm ruột

Viêm ruột có thể xảy ra ở ruột non hoặc ruột già (đại tràng). Nguyên nhân chính là do nhiễm khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không lành mạnh cũng góp phần dẫn đến tình trạng này. Các triệu chứng thường gặp khi bệnh nhân bị viêm ruột bao gồm:

  • Đau vùng bụng bên trái;
  • Tiêu chảy mất kiểm soát, có thể kèm theo máu;
  • Nôn mửa hoặc cảm giác buồn nôn;
  • Ăn không ngon miệng và tiêu hóa kém;
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức các bắp cơ;
  • Giảm cân nhanh chóng.
Đau bụng bên trái: Những nguyên nhân thường gặp và cách xử lý 6
Viêm đại tràng Sigma là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng bên trái

Bên cạnh các nguyên nhân thường gặp nêu trên, một số bệnh lý khác cũng có thể gây đau bụng trái và thường liên quan đến giới tính. Cụ thể như sau:

Đối với nữ giới, hiện tượng đau bụng trái có thể xuất phát từ:

  • Kỳ kinh nguyệt: Trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường bị đau hạ sườn trái do niêm mạc tử cung xung huyết và co thắt dạ con. Các triệu chứng kèm theo là: Đau lưng, tiêu chảy, đau đầu, đầy hơi,…
  • Lạc nội mạc tử cung: Đó là hiện tượng các tế bào niêm mạc tử cung phát triển ra bên ngoài và gây đau đớn cho người bệnh. Ngoài đau bụng trái, bệnh nhân có thể bị chảy máu âm đạo bất thường giữa chu kỳ, đau rát khi quan hệ, đau khi đi tiêu, khô âm đạo, tiêu chảy, táo bón,…
  • U nang buồng trứng: Là hiện tượng buồng trứng xuất hiện…hiện túi căng đầy dịch lỏng. Những triệu chứng phổ biến của u nang buồng trứng bao gồm: Đau vùng bụng trái, cảm giác đau khi quan hệ, đau tại vùng chậu, khó tiểu tiện, ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, buồn nôn, cảm giác đau khi đại tiện,…
Bạn nên tìm hiểu:  Phương Pháp Làm Tan Vết Bầm Tím Nhanh Chóng và Hiệu Quả Tại Nhà
Đau bụng bên trái: Những nguyên nhân thường gặp và cách xử lý 3
Hình ảnh u nang buồng trứng trái

Đối với nam giới, cảm giác đau bụng trái có thể do các nguyên nhân sau:

  • Thoát vị bẹn: Đây là tình trạng khi một bộ phận nào đó trong ổ bụng như mô mềm, ruột,… thoát ra qua một điểm yếu trên thành bụng tại khu vực bẹn và không còn ở vị trí thông thường như trong giải phẫu. Các biểu hiện bệnh bao gồm đau bụng trái, phình to vùng bẹn, khó khăn trong việc tiểu và đại tiện, đau tăng khi ho, buồn nôn, ói mửa,…
  • Xoắn tinh hoàn: Đây là hiện tượng thừng tinh bị xoắn ngặt, làm cản đường máu đến bìu. Những triệu chứng điển hình bao gồm: Sưng bìu, nôn mửa, sốt kèm cảm giác ớn lạnh.
Đau bụng bên trái: Những nguyên nhân thường gặp và cách xử lý 4
Thoát vị bẹn ở nam giới

Phương pháp xử lý

Do đau bụng trái có nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng ta cần căn cứ vào mức độ nghiêm trọng, bản chất cơn đau có phải là cấp tính hay mạn tính. Sau đó, tìm ra nguồn gốc để quyết định phương pháp can thiệp phù hợp.

Đối với những cơn đau nhẹ, mang tính thoáng qua hoặc do các nguyên nhân lành tính như đến kỳ kinh nguyệt, táo bón,… chỉ cần chăm sóc tại nhà, nghỉ ngơi và thay đổi lối sinh hoạt.

Khi cơn đau do viêm mạn tính, cần điều trị bằng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trong các trường hợp cấp tính như thoát vị bẹn, xoắn tinh hoàn hay viêm loét ruột và chảy máu nghiêm trọng, phương pháp can thiệp bằng phẫu thuật là ưu tiên hàng đầu.

Đặc biệt, bệnh nhân nên thăm khám ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau đây:

  • Cơn đau đột ngột, dữ dội và tăng dần theo thời gian;
  • Sốt cao liên tục và không giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt;
  • Phân có lẫn máu và nhầy như màu máu cá;
  • Nôn mửa quá mức dẫn đến mất nước;
  • Vàng da;
  • Sụt cân nhanh mà không rõ nguyên nhân;
  • Các triệu chứng không giảm sau 2 ngày.

Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin quan trọng về chủ đề đau bụng bên trái cho bạn đọc của Tin tức Sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể nhận diện nhanh các cơn đau bụng trái và đưa ra đánh giá ban đầu về nguyên nhân phát sinh để kịp thời có biện pháp xử lý.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân khiến trẻ đau bụng về đêm và cách xử trí
  • Đau bụng uống thuốc gì? Lưu ý khi sử dụng thuốc đau bụng

Chia sẻ ngay với bạn bè

Bài viết liên quan