Khi bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, cơ bắp co thắt hay thèm đường một cách khó kiểm soát, nhiều khả năng bạn đang thiếu hụt magie B6. Các triệu chứng thiếu magie B6 cần được chú ý do nó có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác vì chất này liên quan đến nhiều quy trình trong cơ thể.
Hầu như mọi hoạt động cơ bản của cơ thể đều có sự tham gia của magie B6, giúp duy trì chức năng cơ bắp và hệ thần kinh một cách ổn định. Nhu cầu magie B6 của mỗi người không giống nhau, phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng cơ địa. Điều quan trọng là việc bổ sung magie B6 cần được thực hiện đúng cách để đạt tối đa hiệu quả.
Ai có nguy cơ thiếu magie B6?
Sự kết hợp giữa khoáng chất magie và vitamin B6 tạo nên magie B6. Đây đều là những dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể con người.
Lợi ích của magie
Bên trong cơ thể, phần lớn magie được tìm thấy trong hệ xương. Khoáng chất này tham gia trên 300 quá trình trao đổi chất và đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa carbohydrate và chất béo.

Theo những nghiên cứu, magie cũng có vai trò kháng insulin vì các nhà khoa học đã khám phá ra mối liên hệ giữa sự thiếu hụt magie và bệnh tiểu đường ở người trưởng thành trẻ.
Lợi ích của vitamin B6
Vitamin B6 tham gia quá trình trao đổi chất và đặc biệt hấp thu protein cho cơ thể. Vitamin này hỗ trợ hệ miễn dịch thông qua việc sản xuất kháng thể, giúp cơ thể phòng tránh vi khuẩn và các vi sinh vật khác. Nếu bữa ăn của bạn chứa nhiều protein, bạn cần bổ sung nhiều hơn vitamin B6.

Những nhóm dễ thiếu hụt magie B6
Sự thiếu hụt magie B6 là tình trạng phổ biến, đặc biệt ở những nhóm người sau:
- Người có vấn đề đường tiêu hóa dễ thiếu magie B6 do khả năng hấp thu yếu hơn;
- Người thường xuyên nôn mửa và tiêu chảy: Khi đó, lượng magie bị đẩy ra ngoài cơ thể khiến hệ tiêu hóa phải làm việc để hấp thu lại;
- Người đang trong quá trình điều trị thuốc: Một số thuốc lợi tiểu, kháng sinh và đặc trị tác động làm giảm khả năng hấp thu khoáng chất của hệ tiêu hóa khiến magie B6 thiếu hụt;
- Người mắc bệnh tiểu đường: Giống như khi nôn và tiêu chảy, người tiểu đường đi tiểu nhiều làm magie thải ra ngoài;
- Người có lượng kali và canxi trong máu thấp;
- Người lớn tuổi: Hệ tiêu hóa giảm chức năng theo tuổi khiến người lớn tuổi có nguy cơ cao thiếu hụt magie B6 hơn người trẻ.

Những biểu hiện của thiếu magiê là gì?
Sau khi đã nắm rõ vai trò mà magie B6 đóng góp và đối tượng có nguy cơ thiếu hụt, bạn cần biết khi nào cơ thể cần thêm magie B6. Vậy biểu hiện của thiếu magie B6 là những gì?
Đa dạng là đặc điểm phổ biến của triệu chứng thiếu Magie B6, nhưng thường gồm những biểu hiện sau đây:
- Đau cơ, cơ yếu, co thắt cơ;
- Nhịp tim loạn, tim đập nhanh;
- Mất cân bằng đường máu;
- Thường xuyên cảm thấy đau đầu;
- Huyết áp tăng liên tục;
- Tăng cân nhanh chóng;
- Rối loạn giấc ngủ;
- Cơ thể suy nhược;
- Dễ cảm thấy buồn nôn, chóng mặt;
- Mất cảm giác thèm ăn.

Bây giờ chúng ta đã hiểu thiếu magie B6 biểu hiện ra sao đúng không nào? Vậy cần phải làm gì khi phát hiện các dấu hiệu thiếu hụt magie B6 trong cơ thể? Chắc chắn, bạn cần tìm cách để bổ sung dưỡng chất thiết yếu này. Bạn có thể bổ sung magie B6 từ thực phẩm hoặc dùng thuốc có thành phần magie B6. Dẫu vậy, hãy đảm bảo thực hiện đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách sử dụng magie B6 đúng cách
Như với bất kỳ chất bổ sung nào, việc sử dụng magie và vitamin B6 đòi hỏi bệnh nhân nhận được hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ về liều lượng và tương tác thuốc để tránh ảnh hưởng không mong muốn.
- Magie: Khẩu phần tiêu chuẩn là 420mg/ngày cho nam và 320mg/ngày cho nữ.
- Vitamin B6: Lượng dùng khuyến cáo là 1,3mg/ngày cho cả nam và nữ.
Cần lưu ý rằng magie có thể gây ảnh hưởng đến một số loại kháng sinh như Tetracycline; do đó, tránh việc uống cả hai cùng lúc. Một số loại thuốc khác như thuốc ngừa thai hoặc Furosemide,… cũng có thể ảnh hưởng đến việc trao đổi vitamin B6.

Tình trạng thiếu magie B6 khá phổ biến và đòi hỏi sự chú ý kịp thời để bổ sung và điều trị đúng cách. Nếu không được xử lý, việc thiếu hụt magie B6 kéo dài có thể gây ra rối loạn tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong. Do đó, nếu bạn phát hiện triệu chứng thiếu magie B6, hãy thay đổi chế độ ăn uống bằng cách thêm những thực phẩm phù hợp. Trong trường hợp nhận thấy triệu chứng nghiêm trọng, nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để nhận sự khám xét và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Như Quỳnh
Tham khảo nguồn: Tổng hợp