Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn ngứa và cách chăm sóc hiệu quả 1

Giải pháp chăm sóc hiệu quả cho trẻ bị nổi mẩn ngứa

Chia sẻ ngay với bạn bè

Những nốt mẩn đỏ lan khắp cơ thể có thể làm cho bé ngứa ngáy khó chịu, dẫn đến tình trạng quấy khóc, biếng ăn và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của gia đình. Cùng Tin tức Sức khỏe tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh cũng như các biện pháp chăm sóc hiệu quả khi trẻ bị nổi mẩn ngứa nhé!

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở trẻ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Các bệnh ngoài da: Viêm da dị ứng, mề đay, nấm, chàm, bệnh tay chân miệng, thủy đậu, ban đào,… là những bệnh có thể gây ra các nốt mẩn đỏ ngứa ngáy.
  • Yếu tố môi trường: Thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm, bụi, phấn hoa, lông động vật,… cũng là các yếu tố nhạy cảm có thể khiến da bé bị kích ứng và gây nổi mẩn đỏ.
  • Sức đề kháng kém: Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài hơn so với người lớn. Trẻ em trong gia đình có người bị viêm da cũng có nguy cơ cao hơn mắc tình trạng này.
  • Dị ứng thức ăn: Một số thức ăn như hải sản hoặc thực phẩm có mùi tanh có thể khiến trẻ bị dị ứng, dẫn đến sưng đỏ, ngứa, châm chích da, thậm chí sốt nhẹ.
  • Dị ứng thuốc: Trẻ có cơ địa nhạy cảm có thể bị kích ứng da do một số thành phần có trong thuốc, gây nổi các nốt mẩn đỏ ngứa ngáy.
  • Dị ứng sản phẩm tắm gội, giặt giũ: Sử dụng các sản phẩm không phù hợp như sữa tắm, dầu gội hoặc bột giặt, nước xả vải còn tồn dư có thể gây dị ứng.
  • Yếu tố bên trong cơ thể: Nhiễm giun sán, rối loạn hoạt động gan, thận có thể dẫn đến nổi mẩn ngứa ở trẻ.
  • Khăn giấy ướt chứa hóa chất: Một số loại khăn giấy ướt chứa cồn và hương liệu dễ gây kích ứng da, những loại khăn chứa chất bảo quản cũng có thể gây phát ban, nổi mề đay, viêm da tiếp xúc ở trẻ.
Bạn nên tìm hiểu:  Khám Phá Huyệt Xích Trạch: Vị Trí, Tác Dụng Chữa Bệnh và Những Điều Cần Lưu Ý

Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn ngứa và cách chăm sóc hiệu quả 1

Bột giặt còn tồn dư trong quần áo có thể khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa

Biện pháp chăm sóc hiệu quả khi trẻ bị nổi mẩn ngứa

Các vết đỏ ngứa ngáy có thể do nhiều nguyên nhân, vì vậy cha mẹ cần biết cách chăm sóc hợp lý trong thời gian trẻ bị bệnh để đảm bảo sự phát triển an toàn của trẻ.

Tránh xa các tác nhân gây mẩn ngứa

Cha mẹ nên hạn chế để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh đã nêu trên nhằm tránh tình trạng mẩn ngứa nặng hơn hoặc lây lan cho trẻ khác. Hạn chế cho trẻ ra ngoài khi có gió, đến những nơi ô nhiễm, có phấn hoa hoặc đông người. Các vật dụng như áo lông, thảm len cũng nên tránh xa khu vực sinh hoạt của bé.

Nếu nhà có nuôi thú cưng, cha mẹ cần tách chúng ra một khu vực riêng và không để trẻ chơi đùa khi bị bệnh. Lông động vật có thể bay vào những nốt mẩn bị vỡ gây nhiễm trùng và để lại sẹo. Những vi sinh vật ký sinh trên cơ thể động vật cũng có thể lây sang da trẻ và gây bệnh.

Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn ngứa và cách chăm sóc hiệu quả 2

Nhắc nhở trẻ không chơi đùa với thú cưng khi đang bị bệnh

Vệ sinh da sạch sẽ

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng tắm khi trẻ bị nổi mẩn ngứa sẽ làm cho tình trạng bệnh lâu khỏi. Tuy nhiên, điều đólà một suy nghĩ sai lệch. Việc tắm rửa hàng ngày không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn mà còn giữ cho da sạch sẽ, từ đó giúp các loại thuốc bôi da phát huy hiệu quả. Dẫu vậy, phụ huynh cần sử dụng nước ấm khi tắm cho trẻ, chọn sữa tắm phù hợp và nhớ lau khô sau khi tắm.

Bạn nên tìm hiểu:  Thai 5 Tuần Chưa Có Yolksac và Phôi: Nguyên Nhân và Giải Pháp Hiệu Quả

Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Trẻ bị nổi mẩn ngứa cần tránh các thực phẩm giàu protein, như sữa vì chúng làm tăng histamin giúp cảm giác ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. Thêm vào đó, phụ huynh nên tránh cho trẻ ăn các món cay, nóng, giàu chất béo hoặc dễ gây dị ứng. Hãy tập trung vào việc thêm rau xanh (giúp thanh nhiệt giải độc), tỏi (giảm vết mẩn đỏ và ngứa), nghệ (giảm viêm nhiễm và bong tróc), trà xanh, nước gừng,… vào thực đơn của bé để nhanh chóng hết bệnh.

Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn ngứa và cách chăm sóc hiệu quả 3

Ăn nhiều rau xanh để giảm tình trạng ngứa ngáy

Dùng kem bôi ngoài da cho trẻ

Da trẻ em vốn rất nhạy cảm, do đó phụ huynh cần thận trọng khi chọn kem bôi ngoài da cho con. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ loại kem nào lên da trẻ.

Thêm vào đó, để thuốc bôi ngoài da đạt hiệu quả cao nhất, phụ huynh nên làm sạch vùng da bị ngứa. Khăn hạ sốt Dr.Papie 0+ Starmed, được làm từ 100% cotton không dệt và qua quy trình tiệt trùng kép, đảm bảo an toàn khi sử dụng và mang lại cảm giác mềm mại trên da trẻ. Bố mẹ có thể dùng khăn để lau vùng da nổi mẩn của trẻ trước khi bôi kem để tăng hiệu quả điều trị.

Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn ngứa và cách chăm sóc hiệu quả 4

Khăn hạ sốt Dr.Papie 0+ Starmed đảm bảo an toàn khi sử dụng

Trẻ bị nổi mẩn ngứa là một hiện tượng phổ biến, nhưng điều này không phải phụ huynh nào cũng biết cách xử lý, đặc biệt là với những người lần đầu làm bố mẹ. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết, hỗ trợ bạn trong việc chăm sóc bé con một cách hiệu quả khi gặp phải tình trạng này. Chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh.

Hoàng Trang

Nguồn


Chia sẻ ngay với bạn bè

Bài viết liên quan