Khám phá công dụng của thuốc Omeprazol 20mg trong việc điều trị các bệnh thông thường

Chia sẻ ngay với bạn bè

Thuốc Omeprazol 20mg được cung cấp dưới dạng viên nang cứng, có chứa thành phần chính là omeprazol 20mg. Đây là loại thuốc được dùng để điều trị và ngăn ngừa tái phát loét dạ dày, loét tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản hoặc hội chứng Zollinger-Ellison, …

1. Thuốc Omeprazol 20mg có tác dụng gì?

Omeprazol TVP 20mg là loại thuốc gì? Thuốc gồm hoạt chất chính là omeprazol 20mg, có khả năng ức chế sự bài tiết acid dạ dày. Uống một liều duy nhất 20mg Omeprazole mỗi ngày giúp ức chế sự tiết acid dạ dày. Đối với bệnh nhân loét dạ dày, thuốc duy trì giảm 80% acid dịch vị trong 24 giờ. Bên cạnh đó, Omeprazol còn kìm hãm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) ở bệnh nhân loét tá tràng hoặc viêm thực quản trào ngược do HP. Kết hợp Omeprazol với một số thuốc kháng khuẩn có thể tiêu diệt HP, làm lành ổ loét, giúp giảm bệnh.

Các chỉ định sử dụng thuốc Omeprazol bao gồm:

  • Ở người lớn: Điều trị loét tá tràng, viêm loét dạ dày; ngăn ngừa loét dạ dày, tá tràng; chữa trào ngược dạ dày – thực quản; kết hợp cùng kháng sinh điều trị loét dạ dày, tá tràng do HP; điều trị hội chứng Zollinger-Ellison;
  • Ở trẻ em trên 1 tuổi và nặng hơn 10kg: Chữa trào ngược thực quản, ợ nóng, trào ngược acid trong bệnh dạ dày – thực quản;
  • Ở trẻ nhỏ từ 4 tuổi trở lên: Phối hợp với kháng sinh phù hợp để chữa loét dạ dày, tá tràng do HP.
Thuốc Omeprazol 20mg được dùng để điều trị một số bệnh lý về dạ dày.

2. Cách sử dụng thuốc Omeprazol

2.1 Hướng dẫn sử dụng thuốc Omeprazol 20mg

Thuốc dùng đường uống, nên uống vào buổi sáng với 1/2 cốc nước, uống cả viên thuốc. Không được nhai hoặc nghiền nát viên thuốc. Đối với người khó nuốt hoặc trẻ nhỏ, có thể uống kèm thức ăn lỏng.

Có thể mở viên nang, pha bột thuốc với 1/2 cốc nước hoặc trộn với nước trái cây có acid nhẹ hoặc đồ uống không có ga, khuấy đều và uống ngay lập tức. Khi uống luôn khuấy đều và tráng lại với 1/2 cốc nước.

2.2 Liều dùng thuốc Omeprazol 20mg

Liều dùng cho người lớn:

  • Điều trị loét tá tràng: Liều dùng 20mg/lần/ngày trong 2 tuần. Nếu chưa khỏi hoàn toàn, có thể điều trị thêm 2 tuần nữa;
  • Điều trị viêm loét dạ dày: Liều dùng 20mg/lần/ngày trong 4 tuần. Nếu chưa khỏi hoàn toàn, có thể điều trị thêm 4 tuần nữa;
  • Phòng ngừa tái phát loét dạ dày, tá tràng: Dùng liều 20mg/lần/ngày, có thể tăng lên 40mg/lần/ngày nếu điều trị thất bại;
  • Tiêu diệt HP trong bệnh loét dạ dày – tá tràng:
    • Omeprazol 20mg + clarithromycin 500mg + amoxicillin 1000mg: 2 lần/ngày trong 1 tuần;
    • Omeprazol 20mg + clarithromycin 250mg (hoặc 500mg) + metronidazol 400mg (hoặc 500mg hoặc tinidazol 500mg): 3 lần/ngày trong 1 tuần;
    • Omeprazol 40mg/lần/ngày +[amoxicillin 500mg + metronidazol 400mg (hoặc 500mg hoặc tinidazol 500mg): 3 lần/ngày trong 1 tuần;
  • Điều trị loét dạ dày – tá tràng liên quan đến NSAID: Dùng liều 20mg/lần/ngày trong 4 tuần. Nếu chưa khỏi hoàn toàn, có thể điều trị thêm 4 tuần nữa;
  • Ngăn ngừa loét dạ dày – tá tràng do NSAID: Liều dùng 20mg/lần/ngày;
  • Điều trị viêm thực quản do trào ngược dạ dày – thực quản: Dùng liều 20mg/lần/ngày trong 4 tuần. Nếu chưa khỏi hoàn toàn, có thể kéo dài thêm 4 tuần. Ở bệnh nhân bị viêm thực quản nặng, có thể dùng liều 40mg/lần/ngày trong 8 tuần;
  • Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison: Liều khởi đầu 60mg/lần/ngày. Liều hiệu quả thông thường là 20-120mg/ngày. Nếu dùng liều trên 80mg, nên chia làm 2 lần/ngày. Liều lượng và thờ…gian dùng thuốc tùy theo yêu cầu lâm sàng của bác sĩ;
  • Bệnh nhân suy gan: Có thể cần điều chỉnh giảm liều, với liều hằng ngày dao động từ 10 – 20mg;
  • Bệnh nhân suy thận và người già: Không cần điều chỉnh liều thuốc.
Bạn nên tìm hiểu:  Top loại thực phẩm cần uống và tránh khi thiếu canxi cho người lớn

Liều dùng ở trẻ em:

Trẻ em trên 1 tuổi và có thể trọng từ 10 – 20kg: Liều dùng là 10mg/lần/ngày.

Trẻ em trên 2 tuổi và có thể trọng trên 20kg: Liều dùng là 20mg/lần/ngày.

Với các liều dùng trên, thuốc được chỉ định điều trị cho các trường hợp bệnh sau:

  • Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản: Thời gian dùng thuốc là 4 – 8 tuần. Nếu cần có thể tăng liều đến 20mg/ngày;
  • Điều trị triệu chứng ợ nóng và trào ngược acid trong bệnh dạ dày – thực quản: Liều dùng trong 4 – 8 tuần, tăng liều đến 20mg/ngày nếu cần. Nếu triệu chứng không được kiểm soát, cần xem xét lại chẩn đoán bệnh.

Đối với trẻ em trên 4 tuổi: Điều trị bệnh loét dạ dày, tá tràng do HP với liều khuyến nghị sau:

  • Trẻ có trọng lượng 15 – 30kg: Omeprazol 10mg + clarithromycin 7,5mg/kg + amoxicillin 25mg/kg: Dùng 2 lần/ngày trong 1 tuần;
  • Trẻ cân nặng từ 31 – 40kg: Omeprazol 20mg + clarithromycin 7,5mg/kg + amoxicillin 750mg: Dùng 2 lần/ngày trong 1 tuần;
  • Trẻ cân nặng trên 40kg: Omeprazol 10mg + clarithromycin 500mg + amoxicillin 100mg: Dùng 2 lần/ngày trong 1 tuần;

Lưu ý: Liều dùng của thuốc Omeprazol nêu trên chỉ là tham khảo. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân để đưa ra liều dùng phù hợp.

Quá liều: Khi dùng thuốc quá liều, chỉ điều trị triệu chứng, không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Quên liều: Nếu quên uống một liều thuốc Omeprazol, hãy uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc như kế hoạch.

Thuốc Omeprazol 20mg cần được sử dụng đúng liều lượng

3. Tác dụng phụ của thuốc Omeprazol 20mg

Trong quá trình sử dụng Omeprazol, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng không mong muốn:

  • Thường gặp: Đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, táo bón, đau bụng, chướng bụng,…;
  • Ít gặp: Mất ngủ, cảm giác mệt mỏi, rối loạn cảm giác, ngứa, nổi mày đay, phát ban, tăng transaminase tạm thời,…;
  • Hiếm gặp: Đổ mồ hôi, phù ngoại biên, phù mạch, sốt, phản vệ, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm các loại tế bào máu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết tự miễn, lú lẫn có hồi phục, trầm cảm, kích động, ảo giác, rối loạn thính giác, vú to ở nam giới, viêm dạ dày, khô miệng, nhiễm nấm Candida, viêm gan, bệnh não – gan ở bệnh nhân suy gan, co thắt phế quản, đau cơ, đau khớp, viêm thận kẽ,…

Nếu gặp tác dụng phụ, bệnh nhân nên ngưng dùng thuốc Omeprazol và liên hệ ngay với bác sĩ.

Bạn nên tìm hiểu:  Khám Phá Ngay: Ai Nên Tránh Sử Dụng Kỷ Tử Và Tại Sao?

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Omeprazol 20mg

Chống chỉ định sử dụng thuốc Omeprazol trong những trường hợp sau:

  • Người có mẫn cảm với thành phần hoạt chất của thuốc;
  • Không sử dụng Omeprazol cùng lúc với nelfinavir.

Thận trọng khi dùng thuốc Omeprazol:

  • Omeprazol có thể che giấu triệu chứng làm chậm chẩn đoán ở người có tổn thương ác tính dạ dày;
  • Ở bệnh nhân suy thận và không cần thay đổi liều;
  • Ở bệnh nhân suy gan, do sự đào thải chậm nên có thể cần giảm liều;
  • Omeprazol có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa;
  • Sử dụng Omeprazol kéo dài có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng và gãy xương, đặc biệt ở người già;
  • Omeprazol làm giảm magie huyết nên cần theo dõi nồng độ magie khi dùng lâu dài;
  • Dùng atazanavir đồng thời với các thuốc ức chế bơm proton có thể giảm nồng độ atazanavir trong huyết tương, cần tăng liều atazanavir đến 400mg và ritonavir 100mg, không dùng quá 20mg Omeprazol;
  • Omeprazol có thể…làm giảm hấp thu vitamin B12 nếu sử dụng lâu dài;
  • Omeprazol ức chế CYP2C19. Cần cân nhắc khả năng tương tác thuốc chuyển hóa CYP2C19 khi bắt đầu và kết thúc điều trị với Omeprazol;
  • Thuốc ức chế bơm proton liên quan đến bệnh lupus ban đỏ bán cấp. Nếu xuất hiện tổn thương, đặc biệt ở các vùng tiếp xúc ánh sáng, kèm triệu chứng đau khớp, bệnh nhân cần báo bác sĩ và ngừng uống Omeprazol;
  • Omeprazol có thể gây chóng mặt, buồn ngủ nên cần thận trọng khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc;
  • Hỏi ý kiến bác sĩ và thận trọng trong việc sử dụng Omeprazol ở phụ nữ mang thai và cho con bú.

5. Tương tác thuốc Omeprazol 20mg

Một số tương tác thuốc của Omeprazol 20mg:

  • Thuốc không bị ảnh hưởng khi dùng cùng thức ăn, rượu, cafein, lidocain, amoxicillin, bacampicillin, quinidin hoặc theophylin. Đồng thời, metoclopramid không ảnh hưởng đến thuốc;
  • Omeprazol có thể làm tăng nồng độ ciclosporin trong máu;
  • Omeprazol làm tăng tác dụng của kháng sinh khi tiêu diệt HP;
  • Omeprazol ức chế chuyển hóa các thuốc bị chuyển hóa bởi enzyme cytochrome P450 ở gan, có thể tăng nồng độ phenytoin, diazepam và warfarin trong máu. Với liều 40mg/ngày, Omeprazol có thể ức chế chuyển hóa phenytoin, làm tăng nồng độ phenytoin trong máu. Với liều 20mg/ngày, sự tương tác yếu hơn;
  • Omeprazol ức chế chuyển hóa warfarin nhưng không làm thay đổi nhiều thời gian chảy máu;
  • Omeprazol làm tăng khả năng chống đông máu của dicoumarol;
  • Omeprazol giảm ít nhất 20% chuyển hóa nifedipin, tăng tác dụng của nifedipin;
  • Clarithromycin ức chế chuyển hóa Omeprazol, làm tăng nồng độ Omeprazol trong máu gấp đôi;
  • Omeprazol làm giảm acid dạ dày, gây tăng hoặc giảm hấp thu các thuốc phụ thuộc vào pH dạ dày;
  • Sử dụng Omeprazol cùng atazanavir làm giảm nồng độ atazanavir trong huyết tương;
  • Omeprazol tương tác với clopidogrel, làm giảm tiếp xúc với chất chuyển hóa có hoạt tính;
  • Omeprazol dùng chung với tacrolimus có thể làm tăng nồng độ tacrolimus trong huyết thanh;
  • Omeprazol có thể giảm hấp thu vitamin B12 nếu điều trị kéo dài;
  • Dùng Omeprazol cùng erlotinib, posaconazole, ketoconazole và itraconazole sẽ làm giảm tác dụng của các thuốc này;
  • Dùng methotrexate với thuốc ức chế bơm proton sẽ làm tăng nồng độ methotrexate ở một số bệnh nhân.

Khi sử dụng Omeprazol, người bệnh cần tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Bệnh nhân nên báo cho bác sĩ về các loại thuốc mình đang dùng để loại trừ nguy cơ tương tác thuốc.

Theo dõi website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để cập nhật thêm nhiều thông , và làm đẹp nhằm bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình.

.

.


Chia sẻ ngay với bạn bè

Bài viết liên quan