Trái cây này bao gồm quả dâu tằm đen hoặc đỏ và thuộc họ quả mọng. Trong quả dâu tằm, nước ép có hương vị chua ngọt hấp dẫn và chứa nhiều vitamin cùng khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy đọc bài viết sau để khám phá những lợi ích của quả dâu tằm và thời điểm tốt nhất để uống nước dâu tằm.
Thành phần dinh dưỡng của quả dâu tằm
Dâu ta chính có hai loại, là dâu lưu niên và dâu tằm, tên gọi tuỳ theo từng vùng miền. Phân biệt dễ dàng bởi: dâu tằm có quả nhỏ hơn, nhiều lá và chua. Dâu lưu niên (dâu Tàu) có quả to, nhiều, màu đỏ hoặc tím mọng, ngọt.
Quả dâu tằm qua sấy khô chứa 70% carbs, 12% protein, 14% chất xơ, và 3% chất béo. So với các loại quả mọng khác, quả dâu tằm chứa lượng protein khá cao.
Trong 100g dâu tằm tươi có các dưỡng chất như sau:
- Lượng calo: 43;
- Nước: 88%;
- Protein: 1,4 gram;
- Carbs: 9,8 gram;
- Đường: 8.1 gam;
- Chất xơ: 1,7 gram;
- Chất béo: 0,4 gram.
10 công dụng của quả dâu tằm tốt cho sức khỏe
Trước khi bàn về thời gian uống nước dâu tằm tốt nhất, hãy cùng tìm hiểu những lợi ích mà quả dâu tằm mang lại. Đây không chỉ là trái cây ngon mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, như:
Cải thiện hệ tiêu hóa
Chất xơ dồi dào trong quả dâu tằm giúp tiêu hóa dễ hơn, làm thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa mượt mà, giảm tình trạng đầy hơi, đau bụng và táo bón.
Giảm cholesterol, tốt cho tim
Hàm lượng cholesterol trong máu cao tăng nguy cơ bệnh tim. Ăn dâu tằm thường xuyên giúp giảm mức cholesterol xấu, ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tim mạch.
Chất xơ, chất chống oxy hóa, polyphenol và flavonoid trong dâu tằm giúp duy trì lưu lượng máu ổn định, ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ.
Hạ chỉ số đường huyết
Người mắc tiểu đường tuýp 2 cần cẩn thận với thực phẩm giàu carbs. Hợp chất 1-deoxynojirimycin (DNJ) trong dâu tằm ngăn enzyme phân giải carbs, làm chậm quá trình tăng đường huyết sau bữa ăn.
Hỗ trợ giảm cân
Hệ tiêu hóa tốt giúp duy trì cân nặng ổn định. Sử dụng dâu tằm giúp người ăn kiêng giảm 10% tổng trọng lượng cơ thể trong gần ba tháng, đặc biệt giảm mỡ vùng eo và đùi.
Giảm nguy cơ mắc ung thư
Loại quả mọng này rất giàu phytonutrients và chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Hợp chất anthocyanin và resveratrol trong dâu tằm ức chế và kiểm soát tế bào ung thư như ung thư da, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt và tuyến giáp.
Tăng cường lưu thông máu
Muốn cải thiện lưu lượng máu, làm sạch máu và kiểm soát huyết áp, hãy uống nước dâu tằm. Chất chống oxy hóa trong dâu tằm giữ cho các mạch máu linh hoạt và giãn nở, giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho máu lưu thông từ tim đến các bộ phận khác của cơ thể. Ngoài ra, dâu tằm chứa nhiều sắt, giúp sản xuất tế bào hồng cầu.
Quả dâu tằm có lợi cho mắt
Dâu tằm bảo vệ mắt khỏi các gốc tự do gây thoái hóa võng mạc và mất thị lực. Zeaxanthin trong dâu tằm giảm stress oxy hóa trong các tế bào mắt. Hơn nữa…
Carotenoid giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm cúm
Vitamin C trong quả dâu tằm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, các khoáng chất quý trong quả dâu tằm còn có tác dụng diệt khuẩn, giúp điều trị và phòng ngừa cúm và cảm lạnh.
Xây dựng mô xương
Dâu tằm cung cấp canxi, vitamin K và sắt, các thành phần này giúp xây dựng và duy trì mô xương khỏe mạnh. Các chất dinh dưỡng này có khả năng làm chậm quá trình thoái hóa xương, ngăn ngừa các vấn đề như viêm khớp, loãng xương…
Chống lão hóa
Dâu tằm không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn giúp làm đẹp da nhờ chứa resveratrol, một chất giúp bảo vệ da khỏi tia UV có hại. Ngoài ra, dâu tằm còn rất giàu chất chống oxy hóa như beta-carotene, giúp chống lão hóa, duy trì làn da tươi sáng và giảm nếp nhăn bằng cách trung hòa các gốc tự do gây hại.
Uống nước dâu tằm khi nào là tốt nhất?
Nước dâu tằm ngâm không chỉ là một thức uống giải khát ngon miệng, mà còn được sử dụng như một dạng thuốc bổ giúp cải thiện sức khỏe, sáng mắt, kích thích ăn ngon ngủ tốt. Bạn nên uống nước dâu tằm đúng mục đích chữa bệnh để đạt hiệu quả cao nhất.
Giải khát và chữa táo bón
Để thanh nhiệt và giải khát, bạn nên uống 2 ly nước dâu tằm mỗi ngày, một ly vào buổi sáng và một ly vào buổi tối.
Nếu muốn điều trị táo bón, hãy uống 3 ly nước dâu mỗi ngày vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối, nhờ hàm lượng vitamin C trong nước dâu.
Ăn, ngủ ngon, tăng cường sức khỏe
Để kích thích tiêu hóa, giúp ngon miệng và tăng cường sức khỏe, bạn nên uống 1 đến 2 ly nước dâu nhỏ trước mỗi bữa ăn.
Để có giấc ngủ ngon và sâu hơn, hãy uống một ly nước dâu sau bữa tối.
Chữa chứng nhức mỏi cơ, khớp
Để điều trị chứng nhức mỏi cơ ở người cao tuổi hoặc những người mắc các vấn đề về xương khớp, hãy uống đều đặn mỗi ngày 3 ly nước dâu vào buổi sáng, trưa và tối.
Điều hòa kinh nguyệt, lưu thông máu huyết
Phụ nữ nên uống mỗi ngày 2 ly nước dâu tằm vào buổi sáng và trưa liên tục trong 3 tháng để thấy da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông và kinh nguyệt đều đặn…
Tóm lại, dâu tằm không chỉ là một loại trái cây ngon mà còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả và tốt cho sức khỏe. Khi đã biết uống nước dâu tằm khi nào là tốt nhất, bạn cần chú ý uống sao cho an toàn. Do tính hàn của dâu tằm, không nên dùng khi bị tiêu chảy, khó tiêu hoặc đầy bụng. Ngoài ra, dâu tằm kỵ với kim loại nên khi nấu nước dâu, hãy dùng nồi đất hoặc nồi tráng men.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp