Mụn nước ở tay có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Nhận biết các đặc điểm của tình trạng này sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị.
Mụn nước ở tay là gì?
Mụn nước ở tay là tình trạng da xuất hiện các vết bọc chứa dịch lỏng gây ngứa ngáy. Khi các bọc nước bị vỡ, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn và dễ lây lan sang các vùng da khác xung quanh. Dù không phải là bệnh lý hiếm gặp, nhưng nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây mụn nước ở tay
Phần lớn các yếu tố gây mụn nước ở tay xuất phát từ bên trong cơ thể, nhưng cũng có thể do các yếu tố bên ngoài.
Nguyên nhân từ bên trong cơ thể
Các nguyên nhân từ bên trong cơ thể dẫn đến mụn nước ở tay bao gồm:
- Chức năng giải độc của cơ thể bị giảm: Khi gan yếu đi và mắc phải các bệnh như gan nhiễm mỡ, nóng gan…, khả năng giải độc của gan sẽ giảm, tạo cơ hội cho các yếu tố kích ứng xâm nhập và gây mụn nước ở tay.
- Thể trạng: Mức độ mụn nước khác nhau tùy vào cơ địa và sức khỏe của mỗi người. Người có cơ địa nhạy cảm sẽ dễ bị mụn nước hơn.
- Bệnh lý nền: Những người bị zona thần kinh, thủy đậu… thường sẽ có mụn nước ở tay và các bộ phận khác. Triệu chứng và mức độ lây lan của mụn nước phụ thuộc vào cơ địa và sự tiến triển của bệnh.
- Biến chứng từ các bệnh da khác: Viêm da dị ứng cũng là nguyên nhân gây mụn nước ở tay, kèm theo ngứa ngáy, sưng đỏ và dịch lỏng.
Nguyên nhân bên ngoài
Mụn nước ở tay có thể do tiếp xúc với các chất gây kích ứng: Tiếp xúc lâu dài với bụi bẩn, hóa chất hoặc sử dụng các loại thực phẩm như sữa, hải sản, đậu phộng… dễ gây mụn nước.
Nguồn nước nhiễm bẩn và không khí ô nhiễm cũng là yếu tố dẫn đến xuất hiện mụn nước ở tay.
Triệu chứng mụn nước ở tay
Tùy vào mức độ bệnh lý, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng điển hình thường gặp bao gồm:
Giai đoạn đầu, da sẽ xuất hiện một vài nốt mụn nước nhỏ. Những nốt mụn này có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc thành từng cụm. Sau đó, chúng sẽ phát triển và lan rộng ra. Mức độ ngứa và rát thường tăng lên cùng với số lượng và kích thước của mụn.
Các nốt mụn nước thường xuất hiện thành từng mảng.
Tay bạn sẽ sưng và có thể bị đau nếu các nốt nước bị phá vỡ do tác động cơ học. Nếu không được điều trị kịp thời, các vết loét này có thể lan rộng và thậm chí gây viêm nhiễm.
Phương pháp chăm sóc mụn nước ở tay tại nhà
Để trị mụn hiệu quả, bạn cần tiến hành các bước chăm sóc như sau:
- Tăng cường độ ẩm cho da bằng cách sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm hoặc đắp nha đam. Điều này vừa giúp giảm sưng mụn vừa ngăn da khô và nứt nẻ.
- Dùng nước muối ấm để rửa tay giúp giảm sưng và loại bỏ các tác nhân gây hại, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.
- Trang bị dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với những yếu tố kích ứng để bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
- Rửa tay thường xuyên bằng nước ấm để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và các yếu tố gây hại tích tụ trên da.
- Đổi mới chế độ ăn uống hàng ngày, chú trọng bổ sung trái cây và rau xanh, giảm thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ để cung cấp đủ dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Tránh sử dụng bia rượu, thuốc lá để duy trì chức năng gan tốt, giúp quá trình thải độc cơ thể hiệu quả.
Khi bị nổi mụn nước ở tay, bạn nên cẩn thận và không chủ quan. Bình tĩnh xử lý và tìm ra nguyên nhân gây bệnh là điều quan trọng để kiểm soát tốt tình trạng này.
Xem thêm: Cách trị mụn gạo “thần tốc” tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp