Nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về cây bồ đà và các tác hại mà nó mang lại, Tin tức Sức khỏe đã chỉ rõ “Những nguy hại mà cây bồ đà gây ra cho người sử dụng” trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Cây bồ đà là gì?
Cây bồ đà, hay còn gọi là “cần sa”, tài mà,… có hình dạng giống thảo cỏ hoặc lá chè khô và có thể xuất hiện hạt hoặc nhánh nhỏ. Cây bồ đà là một loại ma túy, có màu sắc đa dạng từ nâu, xám đến xanh lá. Người ta thường tự lăn tạo thành thuốc cuốn để hút hoặc sử dụng điếu. Đôi khi nó được trộn vào đồ ăn như bánh ngọt, bánh quy hoặc kết hợp trong thuốc.
Chất gây nghiện có trong cây bồ đà
Thành phần chính của cây bồ đà (cần sa) là hoạt chất THC (Tetra Hydro Cannabinol), tồn tại chủ yếu trong lá, búp và các bộ phận ra hoa của nó. Khi THC vào cơ thể sẽ kích thích não bộ, kích hoạt giải phóng hormone dopamine, tạo ra trạng thái hưng phấn, khoái cảm, lâng lâng và tăng ham muốn tình dục.
Nghiên cứu chỉ ra có ba loại chính của cần sa:
- Marijuana: Được chế từ hoa khô và lá của cây bồ đà (Cannabis), tác dụng thấp do chứa ít THC.
- Hashish (Hash): Chế từ nhựa cần sa, phơi khô và ép thành từng cục, thường trộn với thuốc lá để hút hoặc kết hợp vào thức ăn.
- Dầu Hash: Là chất dầu tinh chế từ Hash với tác dụng mạnh nhất trong các loại cần sa, thường được bôi trên giấy gói thuốc lá hoặc đầu điếu thuốc để hút.
Cần sa được xem là một loại ma túy, nếu kết hợp với các chất ma túy khác sẽ làm tăng nguy hại của cần sa và gây ra nhiều tác động nguy hiểm. Chất THC được hấp thụ rất nhanh trong cơ thể, nhưng cần đến 1 tháng để đào thải hoàn toàn một liều THC ra khỏi cơ thể.
Tác dụng của cây bồ đà trong y tế
Mặc dù cây bồ đà có khả năng gây nghiện mạnh, nếu được sử dụng đúng mục đích y tế, nó lại chứa nhiều hoạt chất có ích như:
- Cây bồ đà giúp giảm cân: Giúp điều chỉnh sản xuất insulin và kiểm soát calo vào cơ thể một cách hiệu quả.
- Điều hòa và phòng ngừa bệnh tiểu đường: Do tác dụng điều chỉnh trọng lượng, nên nó có khả năng giúp phòng ngừa và điều hòa bệnh tiểu đường.
- Điều trị ung thư: Các nhà khoa học đã chứng minh cannabinoid (như CBD, THC) có tác dụng trong việc điều trị một số loại ung thư.
- Sử dụng để điều hòa các cơn động kinh, co giật ở bệnh nhân.
- Có tác dụng tốt với bệnh nhân mắc chứng trầm cảm.
- Kết hợp collagen với CBD trong cây bồ đà kích thích xương mau lành.
Mặc dù cây bồ đà có ích trong điều trị bệnh, nhưng do tính gây nghiện của nó, chỉ được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt và cần kiểm soát liều lượng chính xác.
Những ảnh hưởng của cây bồ đà đối với người sử dụng
Hiện
Ngày nay, cây bồ đà được phổ biến với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, nhưng không phải ai cũng biết những tác động mà nó có thể gây ra cho cơ thể. Một số ảnh hưởng nghiêm trọng do cây bồ đà gây ra gồm:
Ảnh hưởng đến não bộ, tinh thần
Khi sử dụng cần sa trong thời gian ngắn, THC sẽ đi từ phổi, thấm vào máu rồi lên não, sau đó lan ra khắp cơ thể. THC sẽ kích thích các thụ thể tế bào não, gây “phê cần” với một số biểu hiện như:
- Cảm nhận giác quan thay đổi (ví dụ, nhìn thấy màu sáng hơn).
- Nhận thức về thời gian bị thay đổi.
- Tâm trạng biến đổi thất thường.
- Khả năng vận động suy yếu.
- Suy nghĩ gián đoạn, khó tập trung và giải quyết vấn đề.
- Trí nhớ suy giảm, dễ xao nhãng, khó tiếp thu cái mới.
- Sử dụng liều cao có thể gây ảo giác, ảo tưởng.
- Gây ra những vấn đề tâm lý, não bộ, rối loạn tâm thần…
Sử dụng cần sa dài hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng não bộ và sức khỏe tâm thần:
- Bệnh lý về tâm thần phát triển như: Hoang tưởng, ảo giác, rối loạn suy nghĩ.
- Tăng các vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, lo âu, suy nghĩ tự tử…
Sử dụng cây bồ đà trong thời gian dài gây ảnh hưởng lớn đến chức năng não bộ
Mặc dù cây bồ đà có tác hại và mức độ lệ thuộc thấp hơn các loại ma túy tổng hợp, nhưng sử dụng cần sa cũng là bước đầu trên con đường nghiện ngập.
Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
Không chỉ ảnh hưởng đến não bộ, người sử dụng cây bồ đà còn có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe như:
- Dễ bị ho và có đờm, nguy cơ mắc viêm phế quản, nhiễm trùng phổi và các bệnh về đường hô hấp tăng cao.
- Buồn nôn hoặc nôn nghiêm trọng.
- Tăng nguy cơ bị đau tim do rối loạn nhịp tim.
- Ở nam giới, nguy cơ suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
- Ở nữ giới, thường gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Hút thuốc làm từ cây bồ đà gây nhiễm trùng phổi, viêm phế quản…
Mặc dù gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng chưa có trường hợp tử vong nào được ghi nhận do sử dụng cần sa.
Cây bồ đà gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, chất THC trong cây bồ đà có thể truyền từ mẹ sang con qua nhau thai. Nếu người mẹ sử dụng cây bồ đà trong thời gian mang thai, đứa con sinh ra có thể phải đối mặt với các vấn đề như cận nhẹ, khó ngủ, giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ…
Lượng THC cũng được tiết ra từ sữa mẹ. Khi người mẹ hút cần sa mỗi ngày và trẻ bú sữa mẹ trong thời gian dài liên tục, lượng THC truyền cho trẻ đạt tới giới hạn nhất định sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.
Nói chung, sử dụng cây bồ đà dài hạn sẽ dẫn đến nguy cơ lệ thuộc hoặc nghiện, khiến người dùng có xu hướng tìm cách tiếp tục sử dụng cần sa. Do những tác hại lâu dài, tại Việt Nam hiện nay đã cấm sử dụng, tàng trữ, buôn bán và vận chuyển cây bồ đà. Nếu bị phát hiện vi phạm, sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Trên đây là thông tin về “Những nguy hại mà cây bồ đà gây ra cho người sử dụng nó” được chia sẻ bởi Tin tức Sức khỏe. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của Tin tức Sức khỏe để biết thêm nhiều thông tin về sức khỏe.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec