Mặc dù phần lớn các vết bầm tím sẽ tự lành, nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng, nếu bầm tím kéo dài, đó có thể chỉ là một phần của vết thương, và nếu không điều trị kịp thời, có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể. Vậy khi bị ngã xe và có vết bầm tím, chúng ta cần xử lý như thế nào?
Ngã xe bị bầm tím có nguy hiểm không?
Khi bị ngã, bầm tím là tình trạng không thể tránh khỏi, đặc biệt là da xuất hiện vết bầm sau tai nạn xe. Mức độ tổn thương sẽ ảnh hưởng đến thời gian duy trì vết bầm. Thông thường, vết bầm sẽ mờ dần trong khoảng 7 – 10 ngày, chuyển từ màu đỏ sẫm sang màu xanh, rồi màu vàng và cuối cùng biến mất hoàn toàn.
Trong hầu hết các trường hợp, bị bầm tím sau ngã xe có thể không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu vết bầm tím không thuyên giảm sau một thời gian và xuất hiện các triệu chứng khác, bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Do đó, nếu gặp phải các vấn đề sau, bạn nên đi khám bác sĩ ngay:
- Vết bầm tím có xu hướng sưng lớn hơn, tiết dịch màu vàng hoặc chảy máu bất thường.
- Đau dai dẳng xung quanh vị trí bầm tím, không giảm khi sử dụng thuốc giảm đau. Các ngón tay hoặc chân có thể chuyển xanh, lạnh và tê. Nguyên nhân có thể là do rạn xương hoặc nứt gãy, hoặc nếu đầu gối bị bầm tím, đó có thể là dấu hiệu căng hoặc đứt dây chằng.
- Bầm tím xương có thể làm chậm lưu thông máu và nghiêm trọng nhất là dẫn đến hoại tử khu vực bị bầm.
Nếu vết bầm tím kéo dài kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác, bạn nên đến bệnh viện ngay để bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
Vết bầm tím do ngã xe bao lâu thì khỏi?
Nhiều người thắc mắc vết bầm tím sẽ hết sau bao lâu. Thời gian lành vết bầm tím phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, cơ địa, tình trạng vết thương và vị trí của vết thương. Thường thì, cần khoảng 1 đến 2 tuần để vết bầm nhỏ lành hẳn và biến mất hoàn toàn sau 2 đến 4 tuần.
Trong một số trường hợp đặc biệt, vết bầm tím có thể mất nhiều thời gian hơn để biến mất. Do đó, người bị ngã xe không cần quá lo lắng nếu vết bầm tím kéo dài, nhưng cần theo dõi tình trạng vết thương. Nếu có bất thường, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia.
Cách chữa trị vết bầm sau té ngã xe
Nếu vết bầm tím do ngã xe không quá nghiêm trọng, bạn có thể nghỉ ngơi, thư giãn hoặc chườm lạnh tại vị trí để giảm sưng. Lưu ý không chườm đá trực tiếp, đặt đá vào khăn và chườm vào khu vực bầm khoảng 15-20 phút nhiều lần trong ngày. Nếu cần, có thể dùng thuốc giảm đau như nhóm NSAIDs dưới sự giám sát của bác sĩ.
Bạn nên tránh các hoạt động thể chất cho đến khi vết bầm tím hoàn toàn biến mất. Cần thời gian để vết bầm hồi phục.để hồi phục, nếu vết bầm không quá nghiêm trọng thì có thể tự biến mất sau 1 đến 2 tuần. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, quá trình phục hồi có thể kéo dài vài tháng.
Nếu bị bầm tím tại khớp và điều này dẫn đến tổn thương khớp, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng nạng để giữ khớp ổn định và hạn chế tối đa việc di chuyển.
Biện pháp hỗ trợ làm giảm tình trạng ngã xe bị bầm tím
Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp giảm vết bầm tím, giúp bạn bớt lo lắng khi bị ngã xe hoặc té:
Rau mùi tây
Rau mùi tây không chỉ là một gia vị cần thiết trong nhiều món ăn, mà còn hiệu quả trong việc giảm vết bầm. Nghiền nhuyễn rau mùi tây, sau đó đắp hỗn hợp xung quanh vùng bị bầm tím. Kiên trì thực hiện trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, vết bầm sẽ giảm đi đáng kể.
Túi trà lọc
Sau khi sử dụng, túi trà lọc thường được vứt bỏ nhưng lại có tác dụng giảm bầm tím đáng ngạc nhiên. Trong trà xanh chứa tanin, một hợp chất giúp làm giảm sưng và hạn chế tình trạng bầm tím bằng cách thu nhỏ các mô mạch máu.
Trứng luộc
Trứng luộc là phương pháp quen thuộc và đã được nhiều người truyền tai trong việc giảm vết thâm.
Luộc trứng, lột vỏ và lăn trứng quanh vết bầm tím. Thực hiện đều đặn trong nhiều ngày sẽ thấy tình trạng bầm tím giảm đáng kể và nhạt dần đi.
Bắp cải
Bắp cải, giàu vitamin C và vitamin E, giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng. Cách tiến hành cũng đơn giản: cắt bỏ gân bắp cải, nhúng lá vào nước nóng rồi đắp lên vết bầm. Thực hiện đều đặn để giảm triệu chứng.
Hành tây
Hành tây, giàu alliinase, không chỉ làm cay mắt mà còn kích thích lưu thông máu, hạn chế bầm tím. Cắt lát hành tây đã rửa sạch và đắp lên vết bầm tím. Thực hiện liên tục để giảm vết bầm tím.
Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã có thêm thông tin hữu ích về tình trạng ngã xe bị bầm tím. Khi gặp phải tình huống này, dù vết bầm nhẹ hay nặng, bạn cũng cần theo dõi kỹ các triệu chứng và tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Vết thương hở bị bầm tím là như thế nào?
- Ngủ dậy bị bầm tím ở chân do nguyên nhân gì?
- Tự nhiên bị bầm tím ở mắt là do đâu và cách khắc phục