Alphachymotrypsin là một loại thuốc thường được kê đơn trong các bệnh lý với triệu chứng phù nề mô mềm như viêm, phù, và tụ máu, đặc biệt sau chấn thương hoặc phẫu thuật. Đây là một chế phẩm phổ biến trong lâm sàng, nhưng vẫn có một số lưu ý về cách sử dụng Alphachymotrypsin mà người bệnh không nên bỏ qua để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Alphachymotrypsin là gì?
Alphachymotrypsin là loại thuốc kháng viêm với thành phần chính là chymotrypsin 21 microkatals, có nguồn gốc từ tuyến tụy bò. Đây là một enzyme thủy phân protein và còn được biết đến như một loại thuốc kháng viêm dạng men. Alphachymotrypsin giúp loại bỏ các mô hoại tử trong quá trình viêm và tái tạo lại các tế bào bị tổn thương, từ đó giảm viêm, sưng nề các mô do phản ứng viêm hoặc sau chấn thương, phẫu thuật.
Tác dụng của Alphachymotrypsin
Alphachymotrypsin nổi bật trong việc điều trị tình trạng viêm, phù nề mô mềm. Vì thế, thuốc này được ưu tiên sử dụng cho các trường hợp sưng viêm do nhiều nguyên nhân, tụ máu mô mềm sau chấn thương, hoặc phù nề mô do phẫu thuật. Một vài chỉ định thường gặp của Alphachymotrypsin có thể kể đến bao gồm:
- Dùng hỗ trợ trong và sau phẫu thuật thủy tinh thể trong bao ở bệnh nhân từ 20 đến 60 tuổi, giúp giảm chấn thương cho mắt và loại bỏ nhân đục trong bao.
- Giảm sưng, phù nề, và dịch tiết của niêm mạc đường hô hấp, chính vì vậy có thể dùng cho các bệnh nhân có vấn đề về đường hô hấp cấp tính như viêm họng cấp, viêm mũi cấp, viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp và cơn hen cấp cho những bệnh nhân hen suyễn mạn tính,…
- Dùng cho bệnh nhân bị tụ máu, sưng nề mô mềm sau chấn thương hoặc phẫu thuật.
- Hỗ trợ điều trị sưng đỏ và đau của các tổn thương dạng vết loét hay khối áp xe.
- Ngoài ra, Alphachymotrypsin còn được chỉ định cho các trường hợp bỏng, giúp giảm tổn thương gan và hỗ trợ quá trình lành vết thương.
Sử dụng Alphachymotrypsin như thế nào?
Việc sử dụng Alphachymotrypsin phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh lý, thể trạng, và độ tuổi của người bệnh. Dưới đây là một số cách sử dụng Alphachymotrypsin cho từng trường hợp mà bạn có thể tham khảo.
Dùng Alphachymotrypsin theo các dạng bào chế khác nhau
Alphachymotrypsin có nhiều dạng bào chế như viên nén, dạng tiêm, hoặc viên ngậm. Tùy vào mục đích sử dụng mà bác sĩ sẽ chỉ định dạng phù hợp. Một số cách sử dụng Alphachymotrypsin như
là:
- Với thuốc dạng viên uống, cần uống trực tiếp cùng nước hoặc tán nhuyễn nếu cần thiết.
- Với thuốc dạng viên ngậm, nên đặt dưới lưỡi để thuốc tan dần và hấp thu qua các mạch máu dưới lưỡi, không nên nhai nát hoặc nhè ra thuốc.
- Với thuốc dạng tiêm, cần hòa tan toàn bộ thuốc trong lọ với ống dung môi đi kèm, sau đó tiêm bắp dung dịch. Kỹ thuật này nên được thực hiện bởi nhân viên y tế.
Liều dùng của Alphachymotrypsin trong các bệnh lý
Dựa vào tình trạng bệnh lý cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định Alphachymotrypsin với liều lượng khác nhau. Những liều dùng Alphachymotrypsin có thể là:
- Đối với phẫu thuật đục thủy tinh thể: Sử dụng Alphachymotrypsin dạng tiêm với liều 42000IU.
- Với các trường hợp viêm, sưng phù sau chấn thương: Dùng viên uống 2 viên (4,2mg/1 viên) x 3 đến 4 lần mỗi ngày. Còn nếu dùng viên ngậm dưới lưỡi, thì sử dụng 4 đến 6 viên chia đều trong ngày.
- Đối với tổn thương do bỏng: Có thể kết hợp chymotrypsin và trypsin với tỷ lệ 6:1. Liều dùng tổng cộng trong 10 ngày là 200.000 đơn vị USP, chia đều dùng 4 lần mỗi ngày.
- Đối với các trường hợp nội khoa như suy gan, suy thận,… cần theo đúng tư vấn và chỉ định từ bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất và tránh các biến chứng không mong muốn.
Tác dụng phụ và thận trọng khi sử dụng Alphachymotrypsin
Tác dụng phụ của Alphachymotrypsin
Bên cạnh các công dụng nổi bật trong kháng viêm, Alphachymotrypsin cũng có một số tác dụng phụ mà người dùng cần chú ý:
- Rối loạn tiêu hóa: Người dùng có thể gặp triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy, hoặc buồn nôn…
- Dị ứng: Khi sử dụng liều cao Alphachymotrypsin, có thể xảy ra phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da.
- Rối loạn đông máu: Rất hiếm gặp, nhưng có thể xuất hiện chảy máu cam kéo dài.
- Tăng nhãn áp: Đây là tác dụng phụ nguy hiểm nhất, có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho mắt. Các triệu chứng có thể bao gồm đau nhức mắt dữ dội lan lên vùng đỉnh đầu, giảm thị lực…
Thận trọng khi sử dụng Alphachymotrypsin
Ngoài tác dụng phụ, những lưu ý trong mục thận trọng khi sử dụng thuốc cũng rất quan trọng. Một số điểm cần chú ý trước và trong quá trình sử dụng Alphachymotrypsin bao gồm:
- Thận trọng khi sử dụng ở những bệnh nhân dị ứng với protein hoặc có loét dạ dày.
- Thận trọng khi dùng thuốc ở bệnh nhân có rối loạn đông máu di truyền như Hemophilia hoặc đang dùng thuốc kháng đông.
- Thận trọng trên các bệnh nhân…
chuẩn bị phẫu thuật.
Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế như bác sĩ hoặc dược sĩ để lựa chọn cách dùng và liều lượng phù hợp, cùng với việc nắm rõ các tác dụng phụ có thể xảy ra. Điều này sẽ giúp bạn điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
Tin tức Sức khỏe hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có thêm thông tin hữu ích về cách dùng Alphachymotrypsin và những lưu ý khi sử dụng loại thuốc này. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc và mong gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo!
Xem thêm:
- Thuốc Rowatinex uống trước hay sau ăn?
- Uống thuốc tây có uống được sắn dây không?
- Alphachymotrypsin có phải kháng sinh không?