Đầu gối là một phần quan trọng của cơ thể, giúp người ta thực hiện các hoạt động như đứng lên và ngồi xuống. Vậy khi gặp vết thương hở ở đầu gối, nên làm gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Vết thương hở ở đầu gối là tình trạng chấn thương khiến da ở vùng gối bị rách.
Nguyên nhân dẫn đến vết thương hở ở đầu gối
Có nhiều nguyên nhân gây ra vết thương hở ở đầu gối, cụ thể như sau:
- Trầy xước, xây xát: Khi cọ xát hoặc trượt trên bề mặt thô ráp, đầu gối có thể bị tổn thương gây ra vết thương hở. Trong trường hợp này, mặc dù ít chảy máu, nhưng vẫn cần vệ sinh kỹ để ngừa nhiễm trùng.
- Vật sắc nhọn: Khi bị tổn thương bởi các vật sắc nhọn, vết thương thường sâu và có thể chảy máu nhiều.
- Phẫu thuật đầu gối: Vết thương có hình dạng đường thẳng và chảy nhiều máu, có thể làm tổn thương dây thần kinh hoặc cơ nên cần phải khâu lại.
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến vết thương hở ở đầu gối
Vết thương hở ở đầu gối có nguy hiểm không?
Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được xử lý kịp thời, vết thương hở ở đầu gối có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:
Nhiễm trùng vết thương
Biến chứng nghiêm trọng nhất là nguy cơ nhiễm trùng vết thương hở. Điều này có thể xảy ra nếu bạn xử lý vết thương không đúng cách (ví dụ như không vệ sinh và sát khuẩn đúng cách hoặc không loại bỏ dị vật). Kết quả là vết thương chậm lành, tạo ra ổ viêm loét và hoại tử.
Vết thương bị áp xe
Khi vết thương sâu chứa mủ, có thể dẫn đến tình trạng tổn thương sưng lên, gọi là áp xe. Điều này gây ra cảm giác đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Vết thương bị hoại tử
Nếu dấu hiệu nhiễm trùng không được xử lý đúng cách, vi khuẩn sẽ làm các mô tế bào chết lan rộng và khiến các mô lân cận bị hoại tử. Trường hợp xấu nhất, nếu hoại tử phát triển sâu, nó có thể gây mất chức năng hoạt động của chân.
Xử lý vết thương hở ở đầu gối
Bước 1: Cầm máu vết thương
Hãy dùng khăn sạch ấn vào vết thương để máu ngừng chảy. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể dùng quần áo thay thế và giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy nếu máu chảy nhiều.
Do máu có thể chảy qua vết thương hở ở đầu gối từ trên xuống, nâng cao chân bệnh nhân sẽ giúp quá trình cầm máu hiệu quả hơn.
Bước 2: Loại bỏ dị vật ra khỏi vết thương
Khi vết thương do vật nhọn hoặc cọ xát tạo ra, loại bỏ dị vật sẽ giúp việc làm sạch đạt kết quả tốt hơn. Chuẩn bị dụng cụ gắp đã tiệt trùng bằng cồn trước khi thực hiện là rất quan trọng. Quan sát kỹ tại miệngvết thương để loại bỏ dị vật. Trường hợp dị vật nằm quá sâu, không nên tự ý lấy ra, cần đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ xử lý.
Bước 3: Vệ sinh sạch vết thương ở đầu gối
Để ngăn ngừa vết thương nhiễm trùng, làm sạch vết thương là bước quan trọng. Có thể dùng dung dịch sát khuẩn tưới lên vết thương, sau đó dùng bông tẩm lau nhẹ nhàng. Nên vệ sinh vết thương hàng ngày, mỗi ngày một lần.
Bước 4: Băng bó và bảo vệ vết thương đầu gối
Nếu không băng bó cẩn thận, nguy cơ vết thương nhiễm trùng vẫn cao do tác động của yếu tố ngoại cảnh. Do đó, bước này giúp bảo vệ tốt hơn cho vết thương và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Lưu ý khi xử lý vết thương hở đầu gối
Bên cạnh các bước trên, bệnh nhân và người chăm sóc cần lưu ý một số điểm dưới đây:
- Nên hạn chế vận động mạnh và đi lại đối với người bệnh.
- Tránh mặc quần bó để vết thương hở ở đầu gối thông thoáng và nhanh lành hơn.
- Mỗi ngày nên xử lý vết thương.
- Hạn chế để vết thương tiếp xúc với nước. Khi tắm, chỉ nên dùng nước pha thêm một chút muối, không nên dùng xà phòng.
- Không tự ý rắc bất kỳ loại thuốc hay nguyên liệu nào lên vết thương.
- Thuốc uống và thuốc bôi của bệnh nhân cần được kê đơn bởi bác sĩ. Sử dụng thuốc đều đặn và đúng liều lượng theo chỉ định.
- Người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra đường huyết để có cách chăm sóc chuyên biệt.
Như vậy, chúng tôi đã cung cấp thông tin về vết thương hở ở đầu gối. Hy vọng bạn có thể áp dụng và xử lý đúng cách cho vết thương của mình.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp