Loại trái cây làm ngây ngất biết bao người trên khắp đất nước chính là mận Hà Nội. Cứ mỗi mùa mận đến, nhiều người lại tìm kiếm chúng. Vậy mận Hà Nội có thực sự tốt không với hương vị tươi ngon đó? Chúng có mang lại lợi ích gì cho sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mận Hà Nội có bao nhiêu loại?
Không ít người nghĩ rằng mận Hà Nội là loại mận chỉ được trồng tại thủ đô. Nhưng thực tế, “mận Hà Nội” thường được người dân miền Nam sử dụng để chỉ tất cả các loại mận từ vùng núi phía Bắc. Dưới đây là những loại mận Hà Nội bạn có thể chưa biết tới:
Mận Tam Hoa
Mận Tam Hoa nổi bật với cành to, quả lớn, và vỏ ngoài căng mịn được phủ một lớp phấn trắng. Khi chín, quả có màu đỏ tím, ăn giòn, ngọt dịu và hơi chát, không đắng. Quả thường nặng từ 20 – 60 gram.
Mận Tam Hoa được trồng nhiều ở Hà Giang, Cao Bằng… nhất là tại Lào Cai và Sơn La với diện tích rộng lớn.
Mận Hậu
Mận Hậu có quả to và vỏ ngoài màu xanh, phần thịt chắc, dày và hạt nhỏ. Nếu còn xanh, quả sẽ chua và chát, nhưng khi chín đỏ vào tháng 7, thịt quả giòn và ngọt. Trọng lượng quả khoảng 20 – 30 gram.
Đây là một đặc sản nổi bật của vùng núi Tây Bắc, đặc biệt là tỉnh Sơn La.
Mận Tả Van
Mận Tả Van được chia làm nhiều loại khác nhau. Ví dụ, mận đường to, vỏ bên ngoài tím nhưng bên trong vàng, khi chín ngọt. Còn mận đỏ (hay mận máu) thì cả vỏ và ruột đều tím, khi chín quả mọng nước, giòn và có mùi thơm nhẹ.
Với các đặc điểm trên, mận Tả Van được gọi là Cherry Việt Nam và chúng được trồng nhiều tại các xã vùng cao của Bắc Hà, đặc biệt là xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Mận cơm
Mận cơm, hay còn được gọi là mận thóc vì quả nhỏ như viên bi và có vỏ màu xanh lá. Chúng được trồng phổ biến ở Lạng Sơn. Khi chín, vỏ ngoài xuất hiện các chấm nhỏ màu đỏ, phần ruột có màu xanh hơi vàng, ăn giòn, chua nhẹ và hạt dóc.
Những ai thích ăn chua sẽ khó mà cưỡng lại món mận cơm chấm muối ớt.
Mận Tráng Li
Mận Tráng Li có kích thước tương tự mận Hậu và được trồng phổ biến ở vùng núi phía Bắc. Kích thước và hương vị của quả thay đổi tùy thuộc vào vùng đất và tuổi đời của cây. Cây già trồng ở đất giàu dinh dưỡng cho quả thơm ngon hơn.
Khi chín, mận Tráng Li chua hơn mận Hậu, giòn, mọng nước và vỏ hơi vàng.
Ăn mận Hà Nội có tốt không?
Đừng để vẻ ngoài nhỏ bé của mận đánh lừa! Thực tế, mận Hà Nội chứa nhiều dưỡng chất quý giá. Các loại mận này giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, đồng thời cung cấp các chất như kali, vitamin A, B, C, K, magie… khi chín.
Vậy ăn mận Hà Nội có tốt không? Dưới đây là những lợi ích mà chúng mang lại:
Tăng cường trí
Nhớ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiêu thụ mận Hà Nội rất có lợi cho hệ thần kinh và não bộ. Với hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, mận giúp tăng khả năng phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương. Điều này giúp cải thiện hoạt động của hệ thần kinh và não bộ, nâng cao khả năng ghi nhớ và tập trung.
Kiểm soát đường huyết
Mận Hà Nội chứa nhiều chất xơ và lượng đường rất thấp. Do đó, giúp ngăn ngừa sự tăng đột ngột lượng đường trong máu sau khi ăn các thực phẩm giàu tinh bột. Hơn nữa, mận Hà Nội còn giúp cơ thể tăng cường sản xuất hormone adiponectin – hỗ trợ ổn định nồng độ đường huyết.
Bảo vệ tim mạch
Việc ăn mận Hà Nội giúp giảm cholesterol một cách tự nhiên. Các chất xơ hòa tan trong mận hạn chế cơ thể hấp thụ cholesterol xấu từ thực phẩm. Ngoài ra, mận còn giàu chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào và chống lại các gốc tự do. Hàm lượng kali cao trong mận cũng giúp kiểm soát nhịp tim, huyết áp và ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch khác.
Cải thiện thị lực
Theo nghiên cứu, một trái mận cung cấp khoảng 5% lượng vitamin A cần thiết hàng ngày (RDI) cho cơ thể. Do đó, việc ăn mận đều đặn giúp cải thiện và tăng cường thị lực, ngăn ngừa một số bệnh lý về mắt, đặc biệt là thoái hóa điểm vàng.
Thêm vào đó, mận cũng là một trái cây tốt cho da và tóc, đặc biệt hữu hiệu khi áp dụng trong chế độ giảm cân và giảm mỡ thừa.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh
Mận Hà Nội chứa nhiều loại vitamin với khả năng chống viêm cao và các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra. Ăn mận có tác dụng tích cực cho hệ miễn dịch của cơ thể, nhất là trong việc phòng tránh các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh…
Ăn mận Hà Nội có nóng không?
Mận Hà Nội là một loại trái cây rất được ưa chuộng. Vậy việc ăn mận Hà Nội có làm bạn cảm thấy nóng không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, ăn nhiều mận sẽ làm cơ thể cảm thấy nóng bức và có thể gây mụn nhọt, phát ban…
Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng quá. Nếu ăn đúng cách với lượng vừa đủ, cơ thể sẽ không bị nóng. Mỗi ngày, chỉ nên ăn khoảng 10 quả. Tránh việc ăn quá nhiều vì thấy ngon miệng nhé!
Trước khi ăn, hãy ngâm mận trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút và rửa thật sạch. Thời điểm tốt nhất để ăn mận là trước bữa ăn 1 tiếng hoặc sau ăn 2 tiếng. Không nên ăn mận khi đói để tránh ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
Đây là câu trả lời cho việc ăn mận Hà Nội có tốt không cũng như những điều chưa biết về loại quả này. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích và thú vị. Hãy thường xuyên theo dõi Tin tức Sức khỏe để biết thêm nhiều thông tin khác nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp