Trong cuộc sống hàng ngày, rau má là loại rau khá quen thuộc với chúng ta. Rau má có thể được trồng ở hầu như mọi nơi và thậm chí tự mọc và phát triển mà không cần quá nhiều chăm sóc đặc biệt. Vậy việc uống rau má mỗi ngày có tốt không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về đặc tính và cách sử dụng rau má sao cho hiệu quả.
Rau má là loại rau gì?
Rau má, còn được gọi là tích tuyết thảo, hay liên tiền thảo, rất phổ biến tại các vùng đất ẩm, râm mát, bờ mương, và đất tơi xốp. Những đặc điểm dễ phát hiện của rau má bao gồm:
- Rễ cây có màu trắng kem, được bao quanh lông tơ và thuộc loại rễ chùm ở gốc.
- Thân cây bò lan, màu xanh lục, gầy và hơi nhẵn.
- Hoa màu trắng, mọc thành những tán nhỏ gần mặt đất.
- Quả có dạng mắc lưới dày.
- Thời gian thu hoạch khoảng 3 tháng, cây được thu hái thủ công để sử dụng.
Tác dụng của rau má là gì?
Rau má là loại rau dễ gặp đối với các gia đình, không chỉ dễ dàng chế biến mà còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao.
Trong Y Học Cổ Truyền, rau má được công nhận là một thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Chúng thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn như:
- Nhiễm trùng tiết niệu;
- Bệnh zona;
- Lao;
- Bệnh giang mai;
- Các loại cảm thông thường.
Ngoài ra, rau má còn giúp chữa trị đau đầu, mệt mỏi,… Đặc biệt, chúng còn hỗ trợ điều trị các bệnh về rối loạn tâm thần, bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ.
Theo dân gian, rau má còn được dùng để trị viêm màng phổi, viêm gan, vàng da, viêm amidan, say nắng, đau dạ dày, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, hen suyễn, tiểu đường,…
Trong y học Ấn Độ, rau má được coi là loại thuốc bổ dưỡng, cung cấp dinh dưỡng và dùng làm thuốc lợi tiểu.
Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rau má có tác dụng lành sẹo và giảm sẹo, kể cả vết rạn da do mang thai.
Uống rau má mỗi ngày có tốt không?
Nhiều người lựa chọn uống rau má thay thế nước lọc hàng ngày để giải nhiệt, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, việc lạm dụng nước ép rau má có thể gây hại cho cơ thể:
- Rau má làm tăng nguy cơ sẩy thai: Đối với các mẹ bầu, việc uống rau má hàng ngày là không nên vì có thể gây sẩy thai. Trong thời kỳ mang thai, nên hạn chế việc sử dụng rau má để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
- Rau má có thể làm tăng cholesterol và đường huyết: Việc uống quá nhiều rau má có thể dẫn đến tình trạng tăng cholesterol và đường huyết. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có cholesterol cao không nên sử dụng rau má hằng ngày. Để không bị bối rối về việc uống rau má hằng ngày có tốt không, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp.
- Kết hợp rau má với thuốc tây: Khi sử dụng rau má cùng với các loại thuốc an thần như thuốc trị ho hoặc cảm sốt, hiệu quả của thuốc có thể bị suy giảm. Ngoài ra, việc dùng rau má lâu dài còn có thể gây biến đổi tế bào gan, thận và máu.
Vậy uống rau má hằng ngày có tốt không? Các bác sĩ chuyên môn khuyên rằng không nên uống nước ép rau má mỗi ngày liên tục quá 6 tuần mà không có chỉ định cụ thể. Lượng nước ép rau má mỗi lần không nên vượt quá một cốc nước (khoảng 40g rau má). Uống quá nhiều nước ép rau má và tiếp xúc với ánh nắng mạnh có thể gây bất tỉnh. Đặc biệt, không nên dùng nước ép rau má liên tục hơn một tháng, cần ngưng sử dụng nửa tháng rồi mới sử dụng lại.
Rau má là loại rau giàu dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng đúng liều lượng sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Qua những thông tin trên, Tin tức Sức khỏe hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về rau má và giải đáp thắc mắc uống rau má hằng ngày có tốt không. Đừng quên theo dõi Tin tức Sức khỏe để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Xem thêm: Đường mía là gì? Đường mía có lợi cho sức khỏe không?