Thời tiết thay đổi thất thường là lúc bạn cần một ly trà ấm nóng để tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể. Hãy cùng khám phá tác dụng của trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ và cách pha chế sao cho có ly trà thơm ngon, tinh tế qua bài viết sau.
Trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ có tác dụng như thế nào?
Hoa cúc – có tên khoa học là Chrysanthemum indicum – thuộc họ Cúc (Asteraceae). Những bông cúc để làm trà là loại nở vừa phải, được hái sau 9 giờ khi sương trên cánh hoa đã tan, nhằm giữ trọn vẹn dược tính và hương vị.
Trong Đông y, trà hoa cúc thường kết hợp với các thảo dược như bồ công anh, táo đỏ, kỷ tử, hoa kim ngân,… để tạo ra bài thuốc. Vậy trà hoa cúc kỷ tử có công dụng gì? Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của loại trà thơm ngon, bổ dưỡng này:
- Cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa bệnh tim: Trà hoa cúc chứa chất chống oxy hóa giúp giảm huyết áp và cholesterol “xấu”. Một số nghiên cứu gần đây còn chứng tỏ chất chống oxy hóa trong hoa cúc có khả năng điều trị chứng đau thắt ngực và làm dịu cơn đau hiệu quả.
- Kháng khuẩn, chống cúm và cảm lạnh: Những ngày thời tiết thay đổi, dễ bị cảm nắng hoặc cảm lạnh, uống trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ ấm sẽ giúp làm mát cơ thể và hạ sốt nhanh chóng.
- Giảm dị ứng và kích ứng: Theo Đông y, phát ban lòng do nhiệt, uống trà hoa cúc có thể điều trị bệnh ban đỏ. Sau 2-3 giờ uống, vết đỏ sẽ giảm.
- Ngăn ngừa ung thư: Nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng chất Apigenin trong trà hoa cúc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Uống trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ 2-4 lần mỗi tuần hạn chế nguy cơ bị ung thư tuyến giáp.
- Trị mất ngủ và hạ huyết áp: Trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, giảm căng thẳng thần kinh và giúp ngủ ngon.
Thêm vào đó, trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ còn có tác dụng kháng khuẩn, đối phó với độc tố và giúp làm dịu đau đầu, trị hôi miệng và thư giãn cơ thể.
Cách pha trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ đúng cách
Như vậy, bạn đã biết về tác dụng của trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ. Bây giờ, bạn có muốn biết cách pha loại thức uống này không?
Thực hiện rất đơn giản và nhanh chóng để có một tách trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ bổ dưỡng. Chuẩn bị nguyên liệu và làm theo hướng dẫn sau đây.
Chuẩn bị nguyên liệu pha trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ:
- 10-15 nụ hoa cúc khô.
- 10 lát táo đỏ khô, hoặc 2 quả táo đỏ.táo đỏ nguyên trái.
- 15-20 hạt kỷ tử.
- 20gr đường phèn bi.
Các bước pha chế trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ:
- Rửa táo đỏ, kỷ tử, hoa cúc một cách sơ qua và để cho ráo nước.
- Đối với táo đỏ nguyên trái, bạn cần dùng dao khứa 2-3 đường xéo trên thân quả để chất ngọt tỏa ra nhanh hơn.
- Bỏ hoa cúc, táo đỏ, kỷ tử vào ly hoặc ấm nhỏ.
- Đổ nước sôi lần đầu để tráng các nguyên liệu trong 5-10 giây rồi đổ nước này đi.
- Tiếp theo, đổ nước sôi lần hai vào và đậy nắp lại, ủ trà trong 15 phút.
- Cuối cùng, thêm đường phèn và khuấy nhẹ 1-2 lần để đường tan từ từ, sau đó có thể thưởng thức.
Để có được tách trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ thơm ngon, bổ dưỡng, hãy chú ý các điểm sau:
- Hoa cúc khô có vị hơi nhẫn và đắng, do đó bạn không nên cho quá nhiều hoa cúc vào một lần. Hãy tự điều chỉnh lượng bông cúc để hợp khẩu vị của bạn và gia đình.
- Không nên nấu hoa cúc quá lâu vì dễ làm trà bị đắng và mất chất dinh dưỡng.
- Nên sử dụng đường phèn vàng thay vì đường cát để trà có vị thanh ngọt đặc trưng và dịu mát hơn.
- Trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ có thể được dùng nóng hoặc lạnh. Nếu dùng lạnh thì tốt nhất là bảo quản trong tủ lạnh thay vì thêm đá vào để không làm trà bị loãng và mất hương vị.
Thời điểm tốt nhất để uống trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ
Để tận dụng tối đa công dụng của trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ, hãy uống vào các thời điểm sau:
- Trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ thích hợp uống sau khi ăn nhiều dầu mỡ để hỗ trợ tiêu hóa lượng mỡ, giảm cảm giác đầy hơi, khó tiêu.
- Sau khi vận động ra nhiều mồ hôi, uống trà hoa cúc giúp bù nước và giảm nồng độ máu, làm giảm đau nhói ở các bắp thịt do vận động quá mức.
- Sau khi ăn mặn, uống trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ giúp trung hòa lượng muối và bài tiết muối thừa ra khỏi cơ thể, đồng thời giảm nguy cơ ung thư.
Chú ý không nên uống trà hoa cúc táo đỏ kỷ tử khi bụng đói vì dễ gây hạ đường huyết và đau dạ dày.
Người bệnh không nên uống trà hoa cúc cùng thuốc do Axit tannic trong trà có thể tạo phản ứng với một số chất trong thuốc, ảnh hưởng đến sự hấp thụ và tác dụng của thuốc. Caffeine và theophylline trong trà cũng làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc an thần.
Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin thú vị về trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ có tác dụng gì. Uống trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ đều đặn mỗi ngày vào các thời điểm trên sẽ giúp bạn có thể lực tốt và tinh thần thư thái, nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.
Ngọc Hà
Nguồn tham khảo: Tổng hợp