Đông trùng hạ thảo đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước đây như một vị thuốc quý nhằm bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, nhuận phế, sinh tinh, v.v. Tuy nhiên, đông trùng hạ thảo cũng có những tác dụng phụ mà người dùng cần lưu ý, nhất là khi sử dụng lâu dài và với liều cao.
Thông tin tổng quan về đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo thực chất là kết quả của sự cộng sinh giữa nấm túi và ấu trùng sâu non. Vào mùa hè, nó có hình dạng thảo dược, trong khi mùa đông chuyển thành côn trùng.
Dược liệu này mang vị ngọt, tính ấm, và hiệu quả gần như được thấy ở mọi đối tượng, đặc biệt là nam giới. Với nhiều công dụng như bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể trước các loại vi khuẩn có hại, đông trùng hạ thảo thực sự là một vị thuốc quý hiếm.
Các nghiên cứu khoa học hiện nay đã phát hiện ra các hoạt chất sinh học quý giá của đông trùng hạ thảo như 3′-deoxyadenosine, axit cordycepic và polysaccharides Cordyceps. Những thành phần này được dùng để cải thiện sức khỏe tổng quan, kháng viêm, ngăn ngừa bệnh do virus gây ra, phòng ngừa sự hình thành các khối u ung thư và bảo vệ chức năng của gan, thận, phổi.
Thời gian dùng đông trùng hạ thảo để thấy kết quả?
Thời gian sử dụng đông trùng hạ thảo để đạt hiệu quả tốt nhất thường là từ 3-4 tháng liên tục. Tuy nhiên, hiệu quả còn phụ thuộc vào hàm lượng dưỡng chất có trong sản phẩm.
Đông trùng hạ thảo có nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào nguồn gốc. Dạng tự nhiên khai thác tại Tây Tạng có hàm lượng dược liệu cao nhất và tác dụng nhanh nhất (khoảng 1-2 tháng). Bạn có thể chế biến đông trùng hạ thảo thành nhiều món như cháo, hầm sâm, ngâm rượu để sử dụng.
Các dạng nhân tạo và chế phẩm như nước, bột, viên nang, v.v., thường có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn và cần thời gian sử dụng lâu hơn (khoảng 3-6 tháng) để có được kết quả tốt nhất. Bạn có thể uống Đông Trùng Hạ Thảo Cordyceps +3 trước bữa ăn 10 phút trong vòng 2-3 tháng để bồi bổ sức khỏe.
Xem thêm: 3 Cách chế biến đông trùng hạ thảo siêu bổ dưỡng bạn nên biết
Một số tác dụng phụ cần đề phòng khi dùng đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu an lành, nếu sử dụng đúng cách sẽ phát huy những lợi ích sức khỏe tối đa. Nhưng nếu dùng quá liều hoặc không đúng cách, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như sau:
Gây tiêu chảy, táo bón hoặc khó chịu vùng bụng
Việc uống đông trùng hạ thảo liên tục trong thời gian dài có thể gây áp lực lên các cơ quan trong cơ thể. Dấu hiệu đầu tiên có thể là tiêu chảy, táo bón hoặc khó chịu vùng bụng.
Mất ngủ, nhức đầu và buồn nôn
Những triệu chứng này xảy ra do sử dụng đông trùng hạ thảo không phù hợp. Sau khi dùng mà thấy các biểu hiện rối loạn giấc ngủ, đau đầu, buồn nôn hoặc rối loạn tiêu hóa thì nên ngừng sử dụng và đến khám bác sĩ.
Ức chế đông máu
Do khả năng hoạt động như chất chống đông, đông trùng hạ thảo có thể gây ức chế đông máu. Tránh dùng đông trùng hạ thảo trước khi phẫu thuật là điều cần thiết. Đặc biệt những người có vấn đề về đông máu hoặc rối loạn chảy máu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nguy hiểm cho phụ nữ mang thai dưới 3 tháng
Phụ nữ trong ba tháng đầu của thai kỳ cần tránh sử dụng đông trùng hạ thảo. Loại dược liệu này có thể gây co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non rất nguy hiểm.
Hơn nữa, thực phẩm chế biến từ đông trùng hạ thảo có thể gây nóng trong người và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh để tránh nguy cơ ngộ độc ở trẻ sơ sinh.
Tương tác với một số thuốc
Nguy cơ gây tâm thần phân liệt có thể xảy ra khi đông trùng hạ thảo được sử dụng cùng với thuốc chống loạn thần. Do đó, những người có chứng rối loạn tâm thần và đang điều trị không nên dùng đông trùng hạ thảo.
Cũng không nên uống đông trùng hạ thảo với thuốc ổn định huyết áp. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng đông trùng hạ thảo có thể tương tác với thuốc dẫn đến việc giảm hoặc tăng huyết áp. Vì vậy, nếu đang dùng thuốc huyết áp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Tác dụng ngược
Đông trùng hạ thảo có lợi ích sức khỏe nhưng không nên dùng thường xuyên. Việc sử dụng liên tục và kéo dài có thể gây quá liều, dẫn đến các vấn đề như rối loạn chảy máu, nhịp tim không đều, giảm thị lực, ngứa, khô miệng và môi. Do đó, sử dụng đúng theo khuyến cáo là rất quan trọng, đừng lạm dụng để tránh tác dụng ngược.
Đây là những tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo nếu bạn dùng sai cách hoặc quá liều lượng. Hãy cẩn thận và hỏi hướng dẫn sử dụng để tận dụng hết công dụng của thảo dược này.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp