Tất cả bạn cần biết về thuốc Loratadine: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi sử dụng

Chia sẻ ngay với bạn bè

Các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mề đay, hắt hơi, sổ mũi do dị ứng gây ra có thể làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Lúc này, thuốc dị ứng loratadin là một lựa chọn hiệu quả giúp giảm các triệu chứng và làm người bệnh dễ chịu hơn.

1. Loratadin là thuốc dị ứng

Loratadin thuộc nhóm kháng histamin, thường được gọi là thuốc dị ứng thời tiết hắt hơi sổ mũi vì khả năng giảm các triệu chứng như ngứa, chảy nước mũi, chảy nước mắt và hắt hơi. Ngoài ra, thuốc dị ứng loratadin cũng có thể giúp điều trị ngứa do phát ban. Tuy nhiên, thuốc dị ứng loratadin không phải để phòng ngừa phát ban hoặc điều trị tình trạng sốc phản vệ. Nếu bác sĩ đã kê đơn epinephrine để điều trị các phản ứng dị ứng, bệnh nhân nên luôn mang theo ống tiêm epinephrine và không thay thế nó bằng thuốc dị ứng loratadin.

Nếu tự dùng loratadin mà không có toa từ bác sĩ, bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất để biết khi nào cần gặp bác sĩ. Thuốc dị ứng loratadin dạng viên nén hoặc viên nang không dành cho trẻ dưới 6 tuổi, trừ khi có hướng dẫn từ bác sĩ. Đối với dạng dung dịch hoặc viên nhai, thuốc chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi.

2. Cách dùng thuốc dị ứng loratadin

Nếu dùng thuốc dị ứng thời tiết không kê đơn, bệnh nhân cần đọc kỹ tất cả hướng dẫn trên bao bì trước khi sử dụng. Nếu dùng thuốc dị ứng loratadin theo toa của bác sĩ, bệnh nhân cần tuân theo chỉ dẫn từ bác sĩ và hướng dẫn trên nhãn thuốc.

Thuốc dị ứng loratadin có thể uống trước hoặc sau ăn, thường là 1 lần/ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Đối với viên nhai thuốc dị ứng loratadin, cần nhai kỹ trước khi nuốt. Với dạng dung dịch, cần dùng dụng cụ hoặc thìa đo chính xác, không dùng thìa gia dụng vì liều lượng có thể không chính xác.

Bạn nên tìm hiểu:  Máu báo thai: Cách nhận biết và xử trí hiệu quả

Liều dùng của thuốc dị ứng thời tiết loratadin cần dựa trên độ tuổi, tình trạng dị ứng và cơ địa từng người. Không tự ý dùng quá liều hoặc dùng nhiều lần trong ngày hơn chỉ dẫn từ bác sĩ hoặc bao bì sản phẩm. Đặc biệt, liều thuốc dị ứng loratadin cần được tính theo độ tuổi, nên không được sử dụng hơn mức khuyến cáo.

Nếu sau 3 ngày điều trị, triệu chứng dị ứng không cải thiện, hoặc tình trạng phát ban kéo dài hơn 6 tuần, hãy thông báo cho bác sĩ. Người bệnh cần được can thiệp y tế ngay lập tức nếu tình trạng xấu đi hoặc có triệu chứng nghiêm trọng như phản ứng dị ứng, sốc phản vệ nặng.

Sốc phản vệ cần sự trợ giúp y tế ngay lập tức

3. Tác dụng phụ của thuốc dị ứng loratadin

Thuốc dị ứng thời tiết hắt hơi sổ mũi loratadin thường ít gây tác dụng phụ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ. Thuốc dị ứng loratadin hiếm khi gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng, nhưng nếu có triệu chứng như phát ban, ngứa, sưng các bộ phận cơ thể (đặc biệt là mặt, lưỡi, họng), chóng mặt, khó thở, hãy liên hệ cơ sở y tế ngay lập tức.

Bên cạnh các dấu hiệu đã được biết, người dùng thuốc dị ứng loratadin còn có thể gặp các tác dụng không mong muốn khác. Khi đó, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn thuốc này.

4. Các biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ thuốc dị ứng loratadin

Trước khi sử dụng loratadin, hãy thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ về tình trạng dị ứng của bạn.loratadin, desloratadine, hoặc bất kỳ bệnh lý dị ứng trước đây. Thuốc dị ứng loratadin chứa các tá dược có thể gây phản ứng dị ứng hoặc vấn đề ngoài ý muốn. Đừng tự ý dùng loratadin nếu bác sĩ chưa chỉ định, đặc biệt khi có bệnh thận hoặc bệnh gan. Nếu không thể đến viện, liên hệ bác sĩ từ xa để được hỗ trợ.

Bạn nên tìm hiểu:  Cách nhận biết thai qua cổ tay: Sự thật hay tin đồn?

Thuốc dị ứng loratadin ít gây buồn ngủ ở liều khuyến cáo so với thuốc kháng histamin khác. Tuy nhiên, không lái xe, vận hành máy móc hoặc làm việc đòi hỏi tỉnh táo cho đến khi chắc rằng có thể làm an toàn.

Nếu bị mề đay, có thể được điều trị bằng thuốc dị ứng loratadin

Người bị nổi mề đay hoặc muốn dùng thuốc dị ứng loratadin để điều trị phát ban, trao đổi ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng sau:

  • Mề đay có màu sắc lạ;
  • Phát ban kèm thâm tím hoặc phồng rộp;
  • Phát ban không ngứa.

Thuốc dị ứng loratadin dạng dung dịch hoặc viên nhai có thể chứa đường hoặc aspartame. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường, phenylceton niệu (PKU) hoặc cần tránh chất này phải thận trọng trước khi dùng.

nhạy cảm hơn với tác dụng phụ, đặc biệt là buồn ngủ hoặc lú lẫn, tăng nguy cơ té ngã. Phụ nữ mang thai chỉ dùng thuốc dị ứng loratadin khi lợi ích vượt trội so với rủi ro.

Loratadin có thể đi vào sữa mẹ nhưng ít gây hại cho trẻ bú. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc khi đang cho con bú.

5.Tương tác thuốc dị ứng loratadin

Không sử dụng cùng lúc thuốc dị ứng loratadin và desloratadine

Tương tác thuốc ảnh hưởng hoạt động thuốc, thay đổi tác dụng và tăng triệu chứng không mong muốn. Cần liệt kê toàn bộ sản phẩm đang dùng và chia sẻ với bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý sử dụng, dừng, hoặc thay đổi liều lượng thuốc dị ứng loratadin mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Loratadin và desloratadine có tác dụng tương tự, không nên dùng cùng lúc để tránh quá liều.

Thuốc dị ứng loratadin có thể gây ảnh hưởng kết quả một số xét nghiệm cận lâm sàng (bao gồm xét nghiệm da dị ứng). Báo cho nhân viên phòng thí nghiệm và bác sĩ biết bạn đang dùng thuốc này.

Loratadine là thuốc điều trị dị ứng, ngứa, chảy nước mũi, nước mắt và nhiều bệnh lý khác. Để tránh tác dụng phụ không mong muốn, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

.
.

Nguồn tham khảo: webmd.com


Chia sẻ ngay với bạn bè

Bài viết liên quan