Bánh mì là món ăn rất phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Nguyên liệu chính để làm bánh mì thường là lúa mì hoặc các loại ngũ cốc khác, kèm theo men và một số thành phần phụ khác. Độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng của bánh mì chỉ duy trì trong một khoảng thời gian nhất định sau khi mua về hoặc sau khi làm. Sau thời gian này, bánh sẽ bắt đầu phát triển các vi khuẩn nấm mốc có hại cho sức khỏe khi tiêu thụ.
1. Thời hạn sử dụng của bánh mì
Ở nhiệt độ phòng, bánh mì thường có thể giữ được từ 3 đến 7 ngày, nhưng thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào thành phần, loại bánh và cách bảo quản.
2. Các loại bánh mì và nguyên liệu thường được sử dụng
Bánh mì gối, bánh mì nguyên ổ và các loại bánh mì nướng khác bán trong các cửa hàng thường chứa chất bảo quản để ngăn ngừa nấm mốc, giúp kéo dài thời hạn sử dụng. Trong khi đó, bánh mì tự làm tại nhà không có chất bảo quản thì chỉ sử dụng được trong khoảng 3 đến 4 ngày nếu để ở nhiệt độ phòng.
Một số chất bảo quản phổ biến cho bánh mì bao gồm canxi propionate, natri benzoate, kali sorbate và axit sorbic. Vi khuẩn lactic là một chất thay thế tự nhiên sinh ra axit chống lại nấm mốc. Bánh mì không gluten thường dễ bị mốc hơn do hàm lượng độ ẩm cao hơn và hạn chế sử dụng chất bảo quản.
Đó là lý do vì sao bánh không gluten thường được bán đông lạnh thay vì bánh tươi. Trong khi đó, các loại bánh mì khô như vụn bánh mì hay bánh quy giòn lại có thời gian tươi lâu nhất vì độ ẩm thấp không thích hợp cho nấm mốc phát triển. Loại bánh cuộn chứa nhiều dầu, trứng và sữa cũng có hạn dùng thấp do dễ bị oxy hóa và ôi.
3. Cách bảo quản
Tuổi thọ của bánh mì phụ thuộc lớn vào cách bảo quản. Bánh mì có thể nhanh hỏng nếu để trong môi trường ấm và ẩm ướt. Để ngăn ngừa nấm mốc, cần giữ bánh ở nhiệt độ phòng hoặc lạnh hơn. Bánh mì tự làm tại nhà không chứa chất bảo quản, nếu giữ ở nhiệt độ phòng có thể dùng từ 3 đến 4 ngày, còn những loại có chất chống nấm mốc bán tại cửa hàng có thể kéo dài đến 7 ngày.
Bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể tăng thời hạn sử dụng của bánh mì thương mại và tự làm thêm từ 3 đến 5 ngày. Khi bảo quản ở nhiệt độ thấp, cần đóng gói kỹ lưỡng để tránh bánh bị khô và ngưng tụ hơi ở bên trong bao bì.
Khi cấp đông, bánh mì có thể giữ được lên đến 6 tháng. Dù việc cấp đông không tiêu diệt tất cả các vi khuẩn gây hại, nhưng có thể ngăn chúng phát triển thêm.
4. Cách nhận biết bánh mì hết hạn sử dụng
Dù hầu hết thực phẩm đều có ngày hết hạn ghi trên bao bì, bánh mì tươi thường chỉ in khoảng thời gian sử dụng tốt nhất, thông tin này có thể thay đổi tùy vào nhiều yếu tố khác nhau.
Có một số dấu hiệu để nhận biết bánh mì đã quá hạn sử dụng:
Nấm mốc: Nấm mốc là loài nấm hấp thụ chất dinh dưỡng từ bánh mì và phát triển bào tử, tạo ra những đốm mờ có màu xanh, đen, trắng hoặc hồng. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khuyến cáo nên loại bỏ toàn bộ bánh nếu thấy nấm mốc ở bất kỳ điểm nào trên ổ bánh.
Mùi hôi: Nếu những
Nếu có đốm mốc xuất hiện, người dùng không nên hít thở gần bánh mì vì bào tử có thể gây hại. Trong tình huống bánh mì không có đốm mốc rõ ràng nhưng có mùi lạ và khó chịu, hãy loại bỏ ngay.
Vị lạ: Một khi bánh mì không giữ được hương vị ban đầu, rất có thể đã hết hạn sử dụng.
Kết cấu cứng: Khi bánh mì không được đóng gói và bảo quản đúng cách, nó có thể bị cứng hoặc khô. Nếu không có dấu hiệu nấm mốc, bánh mì cũ vẫn có thể ăn được – nhưng không ngon bằng bánh mì tươi.
5. Tác hại khi sử dụng bánh mì đã quá hạn
Mặc dù có thể có một số loại nấm mốc an toàn khi tiêu thụ, người dùng thường không biết cách phân biệt nấm mốc trên bánh mì. Do đó, tốt hơn hết là không nên ăn bánh mì đã mốc vì có thể gây hại cho sức khỏe. Nấm mốc thường gặp trên bánh mì như: Rhizopus, Penicillium, Aspergillus, Mucor, Fusarium.
Một số nấm mốc còn sản sinh mycotoxin, một loại độc tố nguy hiểm khi ăn hoặc hít phải. Mycotoxin có thể lây lan khắp ổ bánh, chính vì thế nên vứt bỏ toàn bộ ổ bánh khi phát hiện nấm mốc. Mycotoxin có thể gây khó chịu cho dạ dày và dẫn tới các vấn đề tiêu hóa. Hơn nữa, nó còn làm hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng, dẫn đến suy yếu hệ thống miễn dịch và nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Một số độc tố nấm mốc, chẳng hạn như nấm aflatoxin, còn có khả năng tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nếu tiêu thụ nhiều.
6. Một số cách xử lý bánh mì
Để giảm thiểu chất thải thực phẩm, có một số cách để tránh lãng phí bánh mì cũ. Cạo bỏ nấm mốc không hiệu quả và cần tránh vì nấm mốc có thể lây lan toàn bộ ổ bánh. Thay vào đó, có một số cách để tiêu thụ nhanh chóng bánh mì còn thừa trước khi hết hạn như:
- Làm bánh quy giòn, bánh pudding hoặc nướng vụn bánh mì giòn để sử dụng bánh mì trước ngày sinh nhật
- Nếu không sử dụng ngay, niêm phong và cấp đông lượng bánh mì còn thừa
- Dùng khăn sạch lau khô hơi ẩm và nước đọng trong bao bì trước khi đóng túi. Điều này ngăn ngừa nấm mốc phát triển
- Hãy đợi cho bánh mì nguội hẳn sau khi nướng rồi mới đóng gói. Điều này hạn chế sinh ra hơi nước, tạo độ ẩm làm nấm mốc phát triển
Cuối cùng, chỉ nên mua lượng bánh phù hợp và sử dụng hết trong ngày. Việc này giúp tránh lãng phí thực phẩm và tiêu thụ bánh mì quá hạn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dinh dưỡng, bạn có thể để lại câu hỏi ở mục Liên hệ TTSK trên Website Tin tức sức khỏe. Câu hỏi của bạn sẽ được gửi đến bác sĩ và nhận được tư vấn trong thời gian sớm nhất!
.
.
Bài viết tham khảo Healthline.com