Xét nghiệm máu không chỉ nhằm sàng lọc và xác định những bất thường trong cơ thể mà còn để phát hiện và chẩn đoán ung thư, giúp lựa chọn phương pháp điều trị kịp thời và phù hợp. Đặc biệt, xét nghiệm máu MCHC có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Vậy MCHC trong máu là gì và xét nghiệm này có ý nghĩa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chỉ số MCHC trong máu là gì?
MCHC là viết tắt của Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration (nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu), biểu thị lượng hemoglobin trung bình chứa trong mỗi tế bào hồng cầu, tùy thuộc vào kích thước của tế bào. Tóm lại, MCHC là nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu, cho thấy tỷ lệ phần trăm tế bào máu chứa hemoglobin.
Xét nghiệm máu MCHC nhằm kiểm tra lượng MCHC trong máu. Kết quả xét nghiệm này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe và chẩn đoán nhiều bệnh lý liên quan.
Ý nghĩa của chỉ số MCHC trong máu là gì?
Chỉ số MCHC được xác định thông qua xét nghiệm công thức máu toàn phần, bằng cách tính toán các giá trị hemoglobin và hematocrit trong máu. Chỉ số MCHC đánh giá nồng độ hemoglobin trong hồng cầu và giúp chẩn đoán nhiều bệnh rối loạn máu như rối loạn đông máu, thiếu máu do thiếu sắt và một số bệnh khác liên quan đến máu.
MCHC khỏe mạnh: từ 316 – 372 g/L
Nếu chỉ số MCHC vượt quá hoặc dưới ngưỡng này, cần có biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phù hợp.
Chỉ số MCHC thấp cho thấy dấu hiệu của bệnh gì?
MCHC thấp trong máu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý:
Bệnh thiếu máu do thiếu sắt
MCHC thường thấp ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt, do sắt là cần thiết để sản xuất hemoglobin. Vì vậy, khi cơ thể thiếu sắt, lượng huyết sắc tố trong mỗi tế bào hồng cầu sẽ giảm, dẫn đến MCHC thấp.
Bệnh Thalassemia
Bệnh này liên quan đến rối loạn máu nghiêm trọng. Ở những bệnh nhân mắc Thalassemia, cơ thể có thể tạo ra hemoglobin bất thường, nên MCHC sẽ thấp hơn bình thường.
Chứng tăng hồng cầu lưới
Hồng cầu lưới là các tế bào hồng cầu còn non được giải phóng từ tủy xương vào máu. Chúng thường có ít hemoglobin trên mỗi tế bào hơn các tế bào hồng cầu trưởng thành, do đó, bệnh nhân mắc chứng tăng bạch cầu lưới sẽ có MCHC thấp hơn.
Nhiễm trùng
Một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm ký sinh trùng, lao, HIV,… cũng có thể khiến MCHC giảm.
Chỉ số MCHC cao là dấu hiệu của bệnh nào?
Nếu mức MCHC của bạn vượt ngưỡng bình thường, có khả năng bạn đang mắc phải các bệnh sau:
Bệnh tan máu
Bệnh này phát sinh do các tế bào hồng cầu bị vỡ hoặc bị phá hủy mà không làm thay đổi lượng hemoglobin. Phần lớn bệnh nhân có chỉ số MCHC cao là do vấn đề này.
Thiếu hụt vitamin B12
Khi người bệnh thiếu vitamin B12, lượng hồng cầu sụt giảm nhưng lượng huyết sắc tố vẫn giữ nguyên. Do đó, chỉ số MCHC trong cơ thể người bệnh cứ tăng lên liên tục.
Tìm hiểu thêm: Bệnh thiếu máu do thiếu hụt vitamin B12
Bệnh Hereditary Spherocytosis
Bệnh này gây phá hủy hồng cầu, gây vàng da và làm tăng chỉ số MCHC so với mức bình thường.
Làm sao để duy trì mức MCHC bình thường?
Để duy trì chỉ số MCHC trong mức bình thường, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, nhanh chóng gặp bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra. Kết quả xét nghiệm máu này sẽ góp phần đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn và từ đó bác sĩ sẽ chỉ định quá trình điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân có chỉ số MCHC thấp trong xét nghiệm máu nên chú trọng vào chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là duy trì mức sắt cần thiết. Khi thiếu sắt, cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như gan, thịt, cá, trứng… Hạn chế trà, cà phê và các loại nước giải khát khác vì chúng có thể cản trở quá trình hấp thu sắt.
Khi chỉ số MCHC quá cao, bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12 như gan lợn, thịt gà… Ngoài ra, điều chỉnh lối sống, tránh rượu bia và thuốc lá (nicotin) cũng rất quan trọng.
Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ ở trên của Tin tức Sức khỏe về chỉ số MCHC trong máu và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp