Thuốc Bactrim là thuốc gì? Những điều cần biết khi sử dụng thuốc Bactrim 1

Tìm hiểu về thuốc Bactrim: Cách sử dụng và những điều quan trọng cần biết

Chia sẻ ngay với bạn bè

Để có thể sử dụng thuốc một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả, chúng ta sẽ cùng khám phá về thành phần, chỉ định và các lưu ý khi dùng thuốc Bactrim trong bài viết dưới đây.

Bactrim là thuốc gì?

Bactrim là một loại kháng sinh dùng để điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn. Thuốc chứa hai thành phần chính là sulfamethoxazole và trimethoprim. Trên thị trường hiện nay có hai dạng hàm lượng phổ biến là viên nén gồm 800mg sulfamethoxazole và 160mg trimethoprim hoặc viên nén gồm 400mg sulfamethoxazole và 80mg trimethoprim.

Thuốc hấp thu tốt qua đường uống, có khả năng qua được nhau thai và vào sữa mẹ, do đó cần cẩn trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Thuốc Bactrim là thuốc gì? Những điều cần biết khi sử dụng thuốc Bactrim 1

Bactrim chứa 800mg sulfamethoxazole và 160mg trimethoprim

Công dụng của thuốc Bactrim

Chỉ định của Bactrim

Thuốc Bactrim dùng để điều trị hoặc ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Viêm tai giữa cấp tính;
  • Đợt cấp viêm phế quản mãn tính ở người lớn;
  • Viêm phổi;
  • Viêm ruột;
  • Tiêu chảy du lịch ở người lớn.

Thuốc Bactrim là thuốc gì? Những điều cần biết khi sử dụng thuốc Bactrim 2

Bactrim được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Chống chỉ định dùng thuốc Bactrim

Mặc dù Bactrim có nhiều công dụng trong điều trị bệnh, song không nên dùng trong các trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với trimethoprim và/hoặc sulfonamid, hay bệnh nhân bị thiếu máu hồng cầu to do thiếu folat.

Bactrim cũng không nên sử dụng ở những bệnh nhân có tổn thương gan rõ rệt hoặc suy thận nặng.

Tác dụng phụ và xử trí khi dùng Bactrim

Tác dụng phụ của Bactrim

Các tác dụng phụ (hay còn gọi là tác dụng không mong muốn) thường gặp của thuốc Bactrim bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, nôn, khó tiêu, tiêu chảy do Clostridium difficile;
  • Rối loạn hô hấp: Ho, khó thở;
  • Rối loạn máu: Giảm tiểu cầu (thường hết trong một tuần sau khi ngưng Bactrim); mất bạch cầu, thiếu máu bất sản;
  • Phản ứng dị ứng: Hội chứng Stevens – Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, sốc phản vệ, viêm cơ tim dị ứng, phù mạch,…;
  • Rối loạn gan mật: Viêm gan (bao gồm vàng da ứ mật và hoại tử gan);
  • Rối loạn thận tiết niệu: Suy thận, viêm thận mô kẽ;
  • Rối loạn cơ xương khớp: Đau khớp, đau cơ, tiêu cơ vân – chủ yếu gặp ở bệnh nhân AIDS;
  • Rối loạn chung: Suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ.
Bạn nên tìm hiểu:  Cách sử dụng chè vằng lợi sữa hiệu quả cho bà bầu

Hướng dẫn xử trí tác dụng phụ do Bactrim

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu phát hiện các triệu chứng bất thường nghi do tác dụng phụ của thuốc đặc biệt là khi có dấu hiệu phát ban da, đau họng, sốt, đau khớp, xanh xao, thì cần ngưng thuốc ngay lập tức và liên hệ ngay với các cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc.

Các lưu ý khi sử dụng Bactrim

Bactrim là thuốc kháng sinh, vì vậy chỉ nên sử dụng thuốc để điều trị nhiễm khuẩn, không dùng thuốc để điều trị nhiễm virus (ví dụ như cảm lạnhthông thường). Vì là thuốc kháng sinh nên dù bệnh tình cải thiện nhanh và tốt hơn thời gian điều trị, bệnh nhân không nên tự ý dừng thuốc mà cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi dùng thuốc Bactrim, bệnh nhân nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày (có thể thay đổi tùy theo trọng lượng cơ thể) để tránh tác dụng phụ như tinh thể niệu và sỏi thận.

Tiêu chảy là một vấn đề phổ biến khi dùng kháng sinh nói chung và Bactrim nói riêng. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể tự hết khi ngừng kháng sinh. Một số dấu hiệu của tiêu chảy do kháng sinh là sau khi bắt đầu uống Bactrim, bệnh nhân có thể đi phân lỏng và có máu (có hoặc không kèm theo đau dạ dày và sốt), có thể xuất hiện trễ nhất sau hai tháng từ liều Bactrim cuối cùng. Nếu gặp tình trạng này, bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Bạn nên tìm hiểu:  Cách nhận biết và điều trị ghẻ hiệu quả

Người bệnh được chỉ định Bactrim phải thông báo cho bác sĩ nếu suy giảm chức năng gan hoặc thận, hoặc có nguy cơ thiếu hụt folat (như người già, nghiện rượu mãn tính, bệnh nhân điều trị bằng thuốc chống co giật, mắc chứng kém hấp thu hoặc suy ), dị ứng nặng hoặc hen phế quản.

Đối với những ai thiếu hụt enzym glucose-6-phosphatase dehydrogenase, việc sử dụng Bactrim có thể gây tán huyết, liên quan đến liều dùng. Do đó, cần thông báo cho bác sĩ nếu bệnh nhân có tình trạng thiếu hụt enzym này.

Ở bệnh nhân cao tuổi sử dụng thuốc lợi tiểu, đặc biệt là thiazide, tình trạng giảm tiểu cầu kèm ban xuất huyết có thể xảy ra khi dùng kèm Bactrim. Cần thông báo cho bác sĩ nếu bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu.

Đối với phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ sơ sinh

Phụ nữ mang thai dùng Bactrim có thể gây cản trở chuyển hóa folic, ảnh hưởng đến thai nhi, vì vậy chỉ sử dụng khi đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ.

Bactrim không nên dùng đối với phụ nữ đang cho con bú vì thuốc có thể qua nhau thai và vào sữa mẹ, gây vàng da ở trẻ sơ sinh.

Bactrim không được khuyến cáo sử dụng đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi.

Thuốc Bactrim là thuốc gì? Những điều cần biết khi sử dụng thuốc Bactrim 3

Cân nhắc nguy cơ và lợi ích khi sử dụng Bactrim cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Quá liều và xử trí

Các triệu chứng của quá liều Bactrim bao gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ và bất tỉnh.

Khi gặp các triệu chứng trên, người nhà nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Dùng Bactrim liều cao hoặc thời gian dài có thể gây suy tủy xương, biểu hiện như giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và/ hoặc thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Nếu có dấu hiệu suy tủy xương, bệnh nhân nên được bác sĩ thăm khám và cấp thuốc để phục hồi quá trình tạo máu.

Đăng Quang

Nguồn:


Chia sẻ ngay với bạn bè

Bài viết liên quan