Thuốc ngủ dạng nước thường được điều chế dưới dạng không màu, không vị và không mùi. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, sẽ có loại thuốc phù hợp khác nhau. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về thuốc ngủ dạng nước bao gồm đối tượng sử dụng, tác dụng phụ có thể xảy ra và cách dùng an toàn.
Khái niệm về thuốc ngủ dạng nước
Trên thị trường hiện nay, thuốc ngủ hoạt động với cơ chế tác động lên các thụ thể trong não, từ đó làm chậm quá trình dẫn truyền của hệ thần kinh. Có một số loại thuốc ngủ gây buồn ngủ, trong khi một số khác lại giúp duy trì giấc ngủ sâu và ngon hơn. Tuy nhiên, không dùng đúng chỉ định có thể dẫn tới tác dụng phụ.
Thuốc ngủ dạng nước là loại thuốc uống giống như các loại thuốc viên khác. Nó giúp giảm các triệu chứng lo lắng như bứt rứt, bồn chồn, đánh trống ngực và hỗ trợ người sử dụng có giấc ngủ chất lượng.
Dù vậy, loại thuốc này không phải để điều trị rối loạn mất ngủ hay rối loạn lo âu. Tuy nhiên, nó có thể giúp giảm lo lắng và khiến bạn cảm thấy bình tĩnh và thoải mái hơn. Bất kỳ loại thuốc ngủ nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Người nên và không nên dùng thuốc ngủ dạng nước
Không phải ai cũng thích hợp sử dụng thuốc ngủ dạng nước. Một số đối tượng được bác sĩ chỉ định dùng loại thuốc này bao gồm:
- Người bị mất ngủ kinh niên mà không rõ nguyên nhân.
- Người căng thẳng, lo âu, khó ngủ và dễ giật mình.
- Người mắc bệnh thần kinh như trầm cảm, có giấc ngủ không sâu, khó vào giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ giảm.
- Người bị lệch múi giờ hoặc khó ngủ do thay đổi thời gian sinh học.
- Người có nhịp sinh học bị rối loạn.
Ngoài ra, thuốc ngủ dạng nước chống chỉ định cho các đối tượng sau:
- Trẻ em và người có sức khỏe yếu.
- Người có tiền sử co giật hoặc bị động kinh nghiêm trọng.
- Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người cao tuổi.
- Người mắc các bệnh về hô hấp, tim, có lưu lượng tuần hoàn máu giảm, hạ huyết áp… vì có thể gây ra nhiều phản ứng phụ nguy hiểm.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc ngủ dạng nước và cách xử trí
Theo các nghiên cứu, có khoảng 8 – 10% người dùng gặp phải các triệu chứng khó chịu khi sử dụng thuốc ngủ.
Tác dụng phụ có thể gặp phải
Khi dùng thuốc ngủ dạng nước, có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:
- Tiêu chảy, táo bón;
- Đau đầu;
- Khô miệng;
- Cơ bắp yếu;
- Chóng mặt;
- Các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng…
Dùng thuốc ngủ kéo dài có thể dễ dẫn đến tình trạng nghiện, phụ thuộc vào thuốc. Tình trạng này sẽ xảy ra nếu bạn uống thuốc ngủ liên tục trong khoảng thời gian hơn 6 tháng mà không có sự chỉ định từ bác sĩ. Khi bạn ngừng uống thuốc, chứng mất ngủ sẽ tái phát với mức độ nặng hơn.
Hiện tượng này xảy ra khi bạn sử dụng thuốc không đúng với hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp mất ngủ do các nguyên nhân tâm lý, bệnh thần kinh hoặc các bệnh có thể xác định được thì việc điều trị nguyên nhân sẽ giúp chấm dứt sự mất ngủ.
Hướng dẫn xử trí
Trong quá trình sử dụng thuốc ngủ dạng nước mà gặp phải bất kỳ triệu chứng nào như dưới đây, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời:
- Buồn nôn, chóng mặt, choáng váng, té ngã.
- Buồn ngủ kéo dài làm cản trở các hoạt động hàng ngày như lái xe, học tập, đi lại, làm việc…
- Dị ứng với biểu hiện như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, mắt sưng phù, khó thở, đánh trống ngực, hồi hộp, tiêu chảy, buồn nôn, nôn…
- Sự thay đổi về hành vi và suy nghĩ như kích động, gặp ảo giác, bứt rứt, bồn chồn, không yên tĩnh, có ý định tự tử, mất trí nhớ tạm thời…
- Rối loạn trí nhớ, thiếu tập trung, dễ xao nhãng, giảm hiệu suất công việc.
Lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ dạng nước an toàn
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc ngủ dạng nước, bạn nên lưu ý:
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ: Bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân cụ thể gây mất ngủ, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng: Hướng dẫn đi kèm thuốc sẽ chỉ rõ cách dùng và liều lượng phù hợp cùng các tác dụng phụ tiềm ẩn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ để được giải đáp.
- Không uống thuốc ngủ khi chưa đến giờ đi ngủ: Uống thuốc ngủ sẽ làm mất khả năng ý thức về hành động của mình, tăng nguy cơ đối mặt với tình huống nguy hiểm. Chỉ uống thuốc khi đã hoàn thành mọi hoạt động buổi tối.
- Quan sát các tác dụng phụ: Nếu có chóng mặt, buồn ngủ vào ban ngày hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, nghi ngờ dị ứng, hãy thông báo ngay cho nhân viên y tế để được giúp đỡ, điều chỉnh liều lượng hoặc ngừng thuốc.
- Tránh dùng thuốc cùng chất kích thích, rượu, thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc rượu sẽ làm tăng tác dụng an thần, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như lơ mơ, không phản ứng, thở chậm và nguy hiểm hơn là ngừng thở.
- Ngừng uống thuốc một cách cẩn thận: Khi sẵn sàng ngừng thuốc, hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm. Một số loại thuốc yêu cầu giảm dần liều lượng trước khi ngừng hẳn. Ngừng thuốc đột ngột có thể gây mệt mỏi, khó chịu, bứt rứt và bồn chồn hoặc kèm suy nghĩ tự sát. Nguy cơ mất ngủ ngắn hạn cũng tồn tại.
vài ngày sau khi ngừng thuốc. Khi đó, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ xử lý.
Hy vọng rằng các chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến thuốc ngủ dạng nước. Do loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, cách tốt nhất là bạn nên sử dụng các phương pháp thay thế an toàn hơn khi tình trạng mất ngủ chưa quá nặng! Nếu bạn đã quyết định dùng thuốc ngủ, hãy đi khám bác sĩ để được chỉ định liều lượng phù hợp.
Xem thêm:
- Ảnh hưởng của mất ngủ tuổi 60 đến sức khỏe
- Mất ngủ trắng đêm là gì? Cách giữ tỉnh táo sau một đêm không ngủ