Tiền sử phản vệ độ 2 là gì? Đây là một hiện tượng phản ứng không đặc hiệu, được xem là tình trạng nặng nhất trong số các dạng dị ứng phản vệ, liên quan đến việc giãn hệ thống mạch máu kèm theo co thắt phế quản. Nếu không được can thiệp kịp thời, nguy cơ tử vong là rất cao.
Nắm rõ điều này, Tin tức Sức khỏe đã tổng hợp những thông tin cần thiết về sốc phản vệ độ 2. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tiền sử sốc phản vệ độ 2 là gì?
Sốc phản vệ độ 2 là dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Sốc này có thể xảy ra chỉ vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng như: Thuốc, kiến đốt, ong chích… hay đơn giản từ những món ăn hàng ngày như: Tôm, ốc, trứng, đậu phộng, đậu nành…
Sốc phản vệ độ 2 sẽ khiến hệ thống miễn dịch giải phóng một lượng lớn chất trung gian hóa học, dẫn đến sốc, khó thở hoặc tắc nghẽn đường thở, huyết áp cũng sẽ giảm đột ngột.
Không giống sốc phản vệ độ 1, sốc phản vệ độ 2 còn có thêm các biểu hiện nhẹ ở hệ tiêu hóa, tuần hoàn, và hô hấp. Sự xuất hiện các triệu chứng này ở nhiều cơ quan khác nhau giúp chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn, nhưng cũng là dấu hiệu bệnh nặng hơn. Nếu sốc phản vệ độ 2 không được cấp cứu kịp thời, có thể tiến triển thành độ 3, độ 4, gây hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng.
Biểu hiện tiền sử sốc phản vệ độ 2 là gì?
Triệu chứng sốc phản vệ độ 2 xuất hiện trong vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Trong một số trường hợp đặc biệt, sốc phản vệ có thể xuất hiện sau khoảng nửa giờ, hoặc trong vài giờ đối với trường hợp hiếm gặp. Một số biểu hiện dễ nhận biết của sốc phản vệ độ 2 bao gồm:
- Đường thở bị co thắt, khó thở, khò khè.
- Huyết áp giảm quá thấp.
- Ngất xỉu, chóng mặt.
- Cảm thấy quá nóng.
- Xuất hiện phát ban trên da, ngứa ở tay, miệng, hoặc da đầu.
- Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
- Khó nuốt.
- Sưng lưỡi hoặc môi.
- Cảm giác cơ thể bất thường.
- Chảy nước mũi, hắt hơi liên tục.
Nếu cảm thấy mình có nguy cơ bị sốc phản vệ, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ y tế để tránh những hậu quả như chóng mặt, lú lẫn, khó thở và mất dần ý thức…
Dù tình trạng sốc phản vệ độ 2 có thể giống với sốc nhiễm khuẩn, sốc giảm thể tích, các bệnh lý nội tiết hay hô hấp cũng có thể có biểu hiện tương tự, dễ gây nhầm lẫn. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng và tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.
Một số cách xử lý khi bị sốc phản vệ độ 2
Đối với những trường hợp bị sốc phản vệ độ 2, người bệnh nên được đưa đến các cơ sở y tế gần
nhất là để bác sĩ thăm khám và tiến hành phương pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là các bước thực hiện khi gặp sốc phản vệ độ 2:
Xử lý nhanh tại chỗ
Người bệnh cần ngừng ngay tiếp xúc với dị nguyên như: thuốc, thực phẩm, đồ uống khi có dấu hiệu của sốc phản vệ độ 2. Sau đó, bệnh nhân nên nằm im và sử dụng thuốc chống sốc phản vệ như Adrenaline. Đây là loại thuốc dạng dung dịch, có thể tiêm dưới da theo liều lượng:
- Đối với trẻ em: Không dùng quá 0.3ml. Sử dụng với tỷ lệ pha loãng 1 ống 1ml với 9ml nước cất.
- Đối với người lớn: Sử dụng từ ½ đến 1 ống Adrenaline.
Lưu ý: Dung dịch Adrenaline có thể tiêm tiếp tục sau 10-15 phút cho đến khi huyết áp ổn định. Ủ ấm cơ thể bệnh nhân và theo dõi huyết áp trong khoảng 10 phút. Nếu xuất hiện triệu chứng buồn nôn thì lật bệnh nhân nằm nghiêng.
Xử lý tại cơ sở y tế
Bác sĩ sẽ dựa vào trình độ chuyên môn và trang thiết bị y tế để tiến hành các phương pháp xử lý sốc phản vệ độ 2 sau:
- Truyền dung dịch Adrenaline qua đường tĩnh mạch để duy trì huyết áp ổn định.
- Khắc phục suy hô hấp cấp: Nếu có dấu hiệu suy hô hấp, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp như: thổi ngạt, thở oxy mũi, đặt nội khí quản. Nếu xuất hiện phù thanh môn phải mở khí quản và truyền tĩnh mạch bằng thuốc Aminophyline hoặc Terbutaline.
- Dùng thêm một số loại thuốc: Bác sĩ có thể bổ sung các loại thuốc như: Natriclorua 0,9%; Methylprednisolon; Diphenhydramine, Hemisuccinate… cho bệnh nhân.
- Điều trị phối hợp: Nếu bệnh nhân phản ứng với dị nguyên qua đường tiêu hóa, có thể sử dụng than hoạt theo tỷ lệ 1g/1kg.
Những lưu ý khi xử lý sốc phản vệ độ 2
- Truyền đủ dung dịch Adrenaline và giám sát huyết áp.
- Theo dõi tình trạng bệnh nhân sau khi huyết áp ổn định khoảng 24h.
- Bác sĩ hoặc nhân viên y tế cần hỏi kỹ về tiền sử dị ứng thuốc để xây dựng phác đồ điều trị rõ ràng.
- Nên tiêm tĩnh mạch đùi sau khi sơ cứu.
- Nhân viên y tế có thể sử dụng dung dịch Adrenaline tiêm dưới da nếu không có bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về: “Tiền sử phản vệ độ 2 là gì, biểu hiện và cách xử lý như thế nào?”. Mong rằng thông tin đã giúp ích cho bạn. Chúc bạn mạnh khỏe.
Lại Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp