Hiện nay, có nhiều loại thuốc sát trùng được sử dụng phổ biến cho vết thương hở. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để nhận được thông tin chi tiết.
Các loại thuốc sát trùng vết thương hở phổ biến
Dưới đây là một vài loại thuốc sát trùng cho vết thương hở bạn có thể tham khảo và lựa chọn:
Cồn
Cồn được sử dụng để sát trùng phải có nồng độ từ 50% trở lên. Trong sát trùng y tế, cồn 70 độ là loại phổ biến nhất vì có khả năng diệt khuẩn tốt. Tuy nhiên, cồn chưa hiệu quả cao với vi khuẩn nấm và virus.
Hạn chế của cồn là gây xót và làm khô da. Thời gian tác dụng của cồn ngắn do dễ bay hơi, vì vậy nó không phù hợp cho vết thương hở. Chủ yếu, cồn được dùng sát khuẩn bề mặt da và dụng cụ y tế trước khi tiêm.
Cồn dùng sát trùng vết thương
Oxy già
Oxy già thường được dùng với nồng độ 3% để sát khuẩn vết thương và da. Nó có khả năng tiêu diệt nhiều loại nấm, virus, vi khuẩn…
Mặc dù vậy, oxy già có hiệu lực tiêu diệt khá kém và thời gian tác dụng ngắn. Ngoài ra, oxy già có thể gây xót da, đau, làm chết nguyên bào sợi và mô hạt, làm chậm quá trình lành vết thương tự nhiên của cơ thể.
Thuốc đỏ
Thuốc đỏ là loại thuốc khử trùng và sát trùng da thường được dùng để bôi sát khuẩn vết thương sau khi đã rửa bằng oxy già hoặc cồn. Ngoài khả năng sát khuẩn, thuốc đỏ còn giúp vết thương khô nhanh hơn.
Tuy nhiên, thành phần của thuốc đỏ chứa thủy ngân nên không được dùng cho vết thương hở chảy máu. Thủy ngân có thể xâm nhập vào máu gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tính mạng.
Povidone iod
Povidon iod
Povidone iod là một phức hợp hòa tan trong nước của povidon và iốt. Dung dịch này giải phóng iốt từ từ, vì vậy tác dụng ít mạnh hơn so với dung dịch chứa iốt tự do, nhưng nó ít gây kích ứng niêm mạc và da.
Povidone iod có tác dụng diệt nấm và vi khuẩn nhưng yếu với bào tử và virus. Thường được dùng cho vết loét, vết thương hở, vết bỏng, viêm nhiễm ngoài da và dụng cụ y tế. Tuy nhiên, nó có một số nhược điểm như:
- Khi sử dụng có thể gây xót và khô da.
- Tác dụng chậm và thời gian tác dụng ngắn.
- Khi vào cơ thể có thể gây nhiều tác dụng phụ.
- Dung dịch có màu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Chlorhexidine
Các sản phẩm chứa chlorhexidine thường được dùng để sát trùng vết thương vì chúng có độc tính thấp, khả năng diệt khuẩn mạnh và bám tốt trên niêm mạc và da. Chlorhexidine hoạt động bằng cách phá hủy màng tế bào vi khuẩn và gây kết tủa các thành phần tế bào.
Dù có khả năng diệt khuẩn nhưng…
Chlorhexidine có tác dụng mạnh mẽ nhưng đôi khi gây kích ứng cho niêm mạc và da. Hơn nữa, nó có thể gây tổn thương mô hạt và làm gián đoạn quá trình phục hồi tự nhiên của da.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Dizigone khác biệt so với những dung dịch sát khuẩn/nước sát trùng thông thường bởi cơ chế kháng khuẩn tương tự với miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Những ưu điểm nổi bật của Dizigone là:
- Phổ tác dụng rộng, có thể diệt cả nấm, virus, và vi khuẩn.
- Hiệu quả nhanh chóng trong vòng 30 giây.
- Không gây tổn hại mô hạt, không cản trở quá trình làm lành tự nhiên của da.
- Giúp làm dịu da, không gây cảm giác kích ứng hoặc đau xót tại vị trí bị tổn thương.
Sử dụng Dizigone rất dễ dàng, chỉ với 2 bước sau đây:
- Rửa vết thương bằng nước sạch.
- Rửa, ngâm hoặc xịt trực tiếp dung dịch Dizigone vào vết thương, giữ trong tối thiểu 30 giây và sau đó không cần rửa lại bằng nước.
Sát trùng vết thương đỏ
Lựa chọn loại thuốc sát trùng phù hợp với vết thương
Mỗi loại thuốc sát trùng sẽ có những đặc điểm khác nhau. Tùy vào vị trí và mức độ tổn thương, bạn nên chọn loại sao cho phù hợp:
- Với vết mổ sạch, vết thương đã khâu kín: Nên chọn bất kỳ dung dịch sát khuẩn nào.
- Với vết áp xe hoặc viêm mủ phần mềm: Nếu không bị nhiễm trùng kỵ khí, có thể dùng bất kỳ dung dịch sát khuẩn nào. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng kỵ khí, nên dùng oxy già, povidone iod, hoặc Dizigone.
- Với vết bỏng, vết loét mạn tính, vết thương hở: Nên dùng povidone iod hoặc Dizigone.
- Để rửa vết thương hàng ngày: Nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc Dizigone.
Bài viết trên đã giới thiệu một số loại thuốc sát trùng vết thương hở mà bạn có thể cân nhắc sử dụng. Hãy vệ sinh vết thương đúng cách để tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp