Trong quá trình điều trị viêm tai ngoài, thuốc nhỏ tai là một loại thuốc rất quan trọng. Hiện nay, thị trường có nhiều loại thuốc nhỏ viêm tai ngoài khác nhau, đáp ứng đa dạng nhu cầu và mục đích sử dụng của nhiều khách hàng. Nếu bạn đang băn khoăn về loại thuốc nào là hiệu quả nhất, bài viết này sẽ cung cấp câu trả lời chi tiết cho bạn!
Tác dụng của thuốc nhỏ tai viêm tai ngoài
Thuốc nhỏ tai viêm tai ngoài thường được sử dụng để điều trị cho những người bị nhiễm trùng niêm mạc ống tai ngoài. Trong trường hợp viêm tai không có biến chứng, thuốc kháng sinh thường mang lại hiệu quả cao hơn nhờ tác động trực tiếp đến vùng nhiễm trùng. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc và thường chỉ được kê đơn khi nhiễm trùng bắt đầu lan ra các bộ phận khác của cơ thể.
Khi sử dụng thuốc nhỏ tai đúng cách, các triệu chứng sẽ cải thiện sau 48 – 72 giờ. Sau một tuần sử dụng, các triệu chứng viêm tai ngoài sẽ hoàn toàn biến mất.

Top 5 loại thuốc nhỏ viêm tai ngoài hiệu quả
Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng loại thuốc nhỏ tai phù hợp. Dưới đây là 5 loại thuốc nhỏ tai viêm tai ngoài phổ biến và được tin dùng nhất hiện nay:
Thuốc nhỏ tai Fosmicin-S For Otic
Fosmicin-S For Otic do công ty Meiji Seika Pharma điều chế, là thuốc kháng khuẩn và khử trùng tai. Sản phẩm có dạng bột để pha dung dịch thuốc nhỏ tai, đi kèm hộp 10 lọ thuốc và 10 ống dung môi 10ml. Fosmicin-S For Otic hiệu quả với các vi khuẩn nhạy cảm với fosfomycin.
Fosfomycin là một kháng sinh được tách chiết hoặc tổng hợp từ các Streptomyces, dựa trên acid fosforic. Thuốc này có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym enolpyruvyl transferase, làm giảm sự tạo thành acid uridin diphosphat-N-acetylmuramic, giai đoạn đầu của quá trình tạo thành tế bào vi khuẩn. Ngoài viêm tai, Fosmicin-S for otic cũng được cấp phép để điều trị các nhiễm khuẩn khác như viêm phổi, viêm cốt tủy, viêm màng não, và các viêm nhiễm hô hấp, cùng nhiều bệnh khác.

Thuốc nhỏ tai Finafloxacin
Finafloxacin là thuốc kháng sinh thường dùng cho bệnh nhân viêm tai ngoài cấp tính do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus, thường là do nước vào tai gây ra.
Sản phẩm này có khả năng ức chế chọn lọc các enzyme topoisomerase loại II của vi khuẩn, bao gồm DNA gyrase và topoisomerase IV, cần thiết cho sự sao chép và tái tạo DNA của vi khuẩn.
Thuốc nhỏ tai Ofloxacin
Ofloxacin thuộc nhóm fluoroquinolon, tương tự như ciprofloxacin, nhưng có khả dụng sinh học cao hơn (tới 95%) và phổ kháng khuẩn rộng hơn. Thuốc này có thể làm giảm sự phát triển của các loại vi khuẩn như Enterobacteriaceae, Pseudomonas aeruginosa, và Haemophilus.
influenzae, Neisseria spp, Staphylococcus, Streptococcus pneumoniae và một số loại vi khuẩn Gram dương khác.

Thuốc nhỏ tai Ciprofloxacin/Dethamexasone
Ciprofloxacin và Dethamexasone thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tai ngoài do vi khuẩn. Thuốc này không chỉ được chỉ định cho người lớn và trẻ em bị viêm tai ngoài mà còn được phép sử dụng cho trẻ em có đặt ống tai. Ciprofloxacin thuộc nhóm quinolon và dethamexasone thuộc nhóm corticosteroid là hai thành phần chính của loại thuốc này. Thuốc giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và giảm triệu chứng sưng viêm, khó chịu ở tai.
Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có hiệu quả đối với viêm tai ngoài do vi khuẩn và không có tác dụng với các tình trạng bệnh khác. Ngoài ra, sử dụng thuốc kháng sinh quá liều hoặc không đủ liều cũng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Thuốc nhỏ tai Otifar
Otifar thường được dùng trong các trường hợp nhiễm trùng tai ngoài và một số vấn đề viêm nhiễm ở mắt, da và các bộ phận khác. Chloramphenicol (80mg) và Dexamethasone acetate (4mg) là hai thành phần chính của thuốc này. Otifar hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Liều lượng của Otifar không quá khác biệt giữa trẻ con và người lớn. Tuy nhiên, tùy vào mục đích điều trị, liều thuốc có thể thay đổi đáng kể. Do đó, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Để bệnh viêm tai ngoài hoàn toàn biến mất, cần lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp. Qua bài viết tổng hợp 5 loại thuốc nhỏ tai viêm tai ngoài này, chúng tôi hy vọng bạn đã tìm được loại thuốc thích hợp để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp