Hình ảnh minh họa cấu trúc giải phẫu tai người, bao gồm ống tai, màng nhĩ, xương nhỏ và ốc tai màu xanh tím.

Viêm Tai Giữa Có Mủ: Những Thực Phẩm Cần Tránh Để Nhanh Khỏi Bệnh

Chia sẻ ngay với bạn bè

Tai, với cấu trúc phức tạp và quan trọng, là một bộ phận không thể thiếu. Đối với trường hợp mắc viêm tai giữa có mủ, ngoài tuân thủ chặt chẽ chỉ dẫn của bác sĩ, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là nhân tố giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Viêm tai giữa có mủ là căn bệnh rất thông dụng, xuất hiện không chỉ ở trẻ em mà còn ở phụ nữ mang thai và người lớn. Tác nhân chính gây ra bệnh là vi khuẩn, virus xâm nhập vào tai, kèm theo các yếu tố nguy cơ khác. Nếu không được chữa trị đúng cách hoặc để bệnh tiến triển quá lâu, sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh có thể gây ra những biến chứng như thủng màng nhĩ, trở thành mạn tính khó điều trị và, trong tình trạng nặng hơn, có thể gây liệt mặt, áp xe não và viêm màng não. Do vậy, việc thiết lập một chế độ ăn uống , kiêng khem hợp lý sẽ hỗ trợ duy trì sức khỏe và rút ngắn thời gian chữa bệnh. Cùng tìm hiểu về những thực phẩm cần tránh khi mắc viêm tai giữa có mủ qua bài viết sau nhé!

Viêm tai giữa có mủ nên kiêng ăn gì?

Thiếu sự kiêng khem trong chế độ ăn trong khi điều trị viêm tai giữa có mủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

Chính vì thế, để bệnh nhanh chóng bình phục, chuyên gia khuyến cáo nên kiêng một số loại thực phẩm và đồ uống dưới đây, chúng nên được loại bỏ khỏi danh sách tiêu thụ trong thời gian điều trị bệnh:

Bị viêm tai giữa có mủ kiêng ăn gì?1

Viêm tai giữa có mủ là bệnh rất phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau.

Bạn nên tìm hiểu:  Đau Nhói Vùng Kín: Nguyên Nhân Gây Ra Và Giải Pháp Xử Lý Hiệu Quả

Hạn chế những món ăn từ gạo nếp

Món ăn từ gạo nếp như xôi, chè, bánh tét, bánh ít, bánh chưng là phần quen thuộc trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Mặc dù những món này rất được yêu thích, nhưng bệnh nhân viêm tai giữa có mủ nên hạn chế tiêu thụ.

Những thực phẩm này có thể làm tình trạng mưng mủ trong tai trở nên nghiêm trọng hơn và nếu kéo dài, bệnh có thể chuyển sang dạng mãn tính, gây khó khăn cho điều trị triệt để.

Tránh xa hải sản

Cùng với gạo nếp, hải sản cũng là loại thực phẩm người bị viêm tai giữa có mủ nên kiêng. Hải sản có thể kích thích tăng sản xuất tế bào viêm, làm nặng thêm triệu chứng, gây ngứa và gia tăng lượng mủ tích tụ trong tai.

Không ăn thức ăn quá cứng

Đối với những người có vấn đề về tai như viêm tai giữa có mủ, ăn đồ quá cứng như các loại hạt hoặc thịt dai có thể làm hoạt động nhai của cơ hàm tăng lên. Điều này có thể làm giảm khả năng phục hồi của tai, khiến bệnh lâu khỏi hơn.

Tránh thức ăn chứa nhiều đường

Mặc dù đường là một gia vị thông dụng trong ẩm thực, tiêu thụ quá nhiều đường có thể không thích hợp cho quá trình chữa bệnh của bạn, và còn có nguy cơ khiến bệnh tình chuyển biến xấu hơn…

Chúng ta có thể “nghiện” đường. Không chỉ vậy, thực phẩm chứa nhiều đường luôn đe dọa ngầm đến sức khỏe của con người, bao gồm cả bệnh viêm tai giữa có mủ.

Các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân viêm tai giữa giảm lượng đường tiêu thụ hàng ngày. Bởi vì việc sử dụng quá nhiều đường có thể ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, làm giảm khả năng đề kháng so với những người ít tiêu thụ đường, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Vì thế, người bệnh viêm tai giữa có mủ nên tránh những thực phẩm nhiều đường như: Bánh kẹo, trà sữa, nước ngọt đóng chai,…

Bị viêm tai giữa có mủ kiêng ăn gì?2

Bị viêm tai giữa có mủ kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người

Tránh ăn thức ăn chứa nhiều muối

Ngoài đường, muối là loại gia vị cần hạn chế khi điều trị căn bệnh này. Natri trong muối giúp duy trì chất lỏng trong cơ thể.

Bạn nên tìm hiểu:  Đánh giá Top 9 kem chống nắng an toàn cho bé

Nhưng khi bệnh nhân tiêu thụ quá nhiều muối, có thể gây tắc chất lỏng đáng kể trong tai, tăng nguy cơ nhiễm trùng tai và làm chậm quá trình phục hồi của viêm tai giữa có mủ. Trong một số trường hợp, khi dịch trong tai bị ứ đọng liên tục, bệnh có thể trở thành mãn tính, rất khó để điều trị triệt để.

Tránh những thực phẩm gây dị ứng

Để bệnh chóng khỏe lại, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tránh những thực phẩm có chứa chất gây dị ứng như sữa, trứng, lúa mì, đậu nành,… do chúng có thể làm cho viêm tai giữa có mủ trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh viêm tai giữa có mủ nên ăn gì?

Để các phương pháp điều trị đạt hiệu quả, ngoài việc bệnh nhân cần tránh các loại thực phẩm nêu trên, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, kết hợp tập thể dục thường xuyên và uống nhiều nước sẽ giúp bệnh nhân mau chóng khôi phục sức khỏe. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị viêm tai giữa có mủ có thể tham khảo và thêm vào bữa ăn hàng ngày nhé!

Thực phẩm giàu vitamin cần thiết cho cơ thể

Vitamin không chỉ nâng cao hệ miễn dịch mà còn giúp tăng thính lực. Do đó, bệnh nhân nên bổ sung vitamin vào thực đơn hàng ngày, đặc biệt là các loại vitamin như vitamin C, E, D và A. Bạn có thể bổ sung vitamin qua các loại rau củ tươi, hoa quả, trái cây và hãy nhớ rửa chúng đúng cách nhé!

Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin cần thiết cho người bệnh viêm tai giữa có mủ bao gồm: Cà rốt, cà chua, dưa leo, nho, việt quất, các loại quả mọng, các loại quả có múi và rau lá xanh đậm,…

Bị viêm tai giữa có mủ kiêng ăn gì?3

Vitamin trong rau củ quả không chỉ nâng cao hệ miễn dịch mà còn giúp tăng thính lực

Thức ăn chứa các chất chống viêm

Những chất chống viêm phổ biến hiện nay là acid omega – 3 và i-ốt, ví dụ như tảo, rong biển,… đây là những thành phần rất tốt cho người bệnh viêm tai giữa có mủ.

Chế độ ăn uống đúng cách đóng vai trò quan trọng đối với người điều trị viêm tai giữa có mủ. Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi nhanh chóng của bệnh, ăn uống đúng cách còn giúp người bệnh vượt qua những căn bệnh nguy hiểm khác.

Xem thêm:Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi không?


Chia sẻ ngay với bạn bè

Bài viết liên quan