Mụn nhọt ở mông mặc dù là vấn đề phổ biến nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể khiến tình trạng này trầm trọng hơn và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn vẫn chưa biết cách xử lý, hãy tham khảo thông tin về thời gian khỏi mụn và cách chữa trị trong bài viết này.
Mụn nhọt ở mông bao lâu thì khỏi?
Mụn nhọt xuất hiện khi các nang lông bị nhiễm trùng, dẫn đến viêm và tổn thương lan rộng ra xung quanh. Tình trạng này bắt đầu phát triển sau khoảng 2 – 4 ngày.
Thời gian lành bệnh của các nốt mụn còn phụ thuộc vào các yếu tố như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và phương pháp điều trị. Nếu bạn điều trị sớm tại các cơ sở da liễu uy tín, mụn sẽ sớm được loại bỏ và hồi phục nhanh chóng. Ngược lại, nếu để lâu và không xử lý kịp thời, quá trình hồi phục sẽ kéo dài hơn do mụn đã mưng mủ, chảy nước và nhiễm trùng.
Chữa mụn nhọt ở mông như thế nào?
Vì vùng mông thường xuyên phải chịu áp lực khi ngồi, mụn nhọt ở khu vực này dễ bị mưng mủ và sưng to hơn. Việc tự chích, nặn mụn rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng và mất máu. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những phương pháp sau:
Thăm khám bác sĩ
Khi chưa rõ nguyên nhân gây mụn, đặc biệt là khi mụn sưng to và đau đớn, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi để giảm sưng, viêm, hoặc thuốc giảm đau nếu mụn đã quá nghiêm trọng. Khi mụn đã chín, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên nghiệp đã được sát khuẩn để xử lý một cách an toàn.
Một số loại thuốc bôi được bác sĩ khuyên dùng để điều trị mụn nhọt ở mông bao gồm: Thuốc sát trùng betadine, dung dịch sát khuẩn rivanol 1% hoặc nitrat bạc 1%, cồn lode 3%, nước muối đặc fucidin, và erosion.
Vệ sinh mụn
Bạn nên vệ sinh vùng mụn bằng cách bôi cồn iot 3 – 5%. Sau đó, tiếp tục bôi cồn đỏ để sát khuẩn, ngăn vi khuẩn xâm nhập và làm tình trạng nặng thêm.
Tránh ngồi quá lâu
Không nên ngồi một tư thế quá lâu vì điều này sẽ gây áp lực lên mụn, có thể làm mụn nhọt ở mông vỡ hoặc xẹp khi chưa đủ độ chín. Tránh ngồi lên các vật cứng, thay vào đó nên lót dưới mông một miếng đệm để giảm đau đớn và khó chịu.
Tránh sờ lên mụn
Tay của chúng ta tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn, việc sờ tay lên mụn sẽ làm mụn sưng tấy hơn, dễ viêm nhiễm hơn. Hơn nữa, hành động sờ nắn này còn khiến mụn bị chai lại và lâu khỏi hơn.
Không tự ý nặn mụn
Thông thường, bạn nên chờ vài ngày để mụn mưng mủ khô lại, tạo ngòi và tự vỡ. Sau đó, bạn có thể dùng găng tay sạch để nặn nhân mụn ra ngoài. Sau khi nặn mụn, nhớ cầm máu và bôi ngay thuốc kháng sinh để sát khuẩn và giảm đau.
Sử dụng bột đậu xanh để điều trị
Đối với những trường hợp mụn nhọt ở mông nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà mà không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh hay đến gặp bác sĩ. Bột đậu xanh là một trong những nguyên liệu có khả năng giải độc, tiêu viêm và loại bỏ mụn nhọt. Bạn chỉ cần trộn bột đậu xanh với nước ấm, sau đó đắp hỗn hợp này lên vùng bị mụn và giữ trong 30 phút trước khi rửa sạch bằng nước. Phương pháp này nên được thực hiện đều đặn mỗi tối trước khi đi ngủ.
Trị mụn bằng tỏi
Tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên, chứa tinh chất có khả năng diệt khuẩn và tiêu viêm rất tốt. Bạn có thể giã nát tép tỏi, đắp lên vùng mụn và để trong 15 phút. Phương pháp này nên thực hiện 3-4 lần mỗi ngày, kết hợp với việc ăn tỏi sống để tăng hiệu quả điều trị.
Sử dụng tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm có tác dụng mạnh mẽ trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và làm giảm bã nhờn trên da. Tuy nhiên, nên pha loãng tinh dầu tràm trà với nước trước khi sử dụng để tránh kích ứng da. Đầu tiên, bạn cần làm sạch vùng mụn và lau khô. Sau đó, dùng bông thấm tinh dầu tràm trà pha loãng và bôi lên vùng da bị mụn. Thực hiện phương pháp này mỗi tối trước khi đi ngủ để giúp mụn khô nhanh hơn.
Thời gian mụn nhọt ở mông khỏi sẽ phụ thuộc vào phương pháp điều trị và mức độ nghiêm trọng của mụn. Nên kết hợp các phương pháp điều trị trên với chế độ ăn uống lành mạnh, giảm thiểu thức ăn nhanh và các chất kích thích để tăng nhanh quá trình điều trị mụn.
Xem thêm:Nổi mụn nước ở tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc tại nhà
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp